Hơn một tuần trước đất nước Afghanistan vui như hội khi đội bóng Futsal U-20 của họ đoạt ngôi á quân châu Á sau trận chung kết thua U-20 Nhật trong thế trận ngang ngửa. Nhưng đất nước của khói lửa chiến tranh, nội chiến và các phe phái sắc giáo ấy đâu chỉ có bom đạn, mùi thuốc súng mà vẫn còn trái bóng.
Những khẩu AK quá quen thuộc với người dân Afghanistan.
Đôi lúc trong mỗi chúng ta tự hỏi, những đất nước bất ổn ấy, họ làm thế nào để chơi thể thao trên những sân bãi lớn ngoài trời?
Với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, thì bóng đá vẫn là môn thể thao vua, nhưng mỗi đất nước, mỗi cộng đồng có cách chọn lựa riêng cho mình “môn thể thao vua” và Afghanistan là như thế.
Afghanistan có đội tuyển quốc gia bóng chày rất mạnh.
Đôi lúc chúng ta cũng tự đặt câu hỏi ở đất nước Afghanistan nhiều “tên bay đạn lạc” ấy người ta cuồng môn thể thao nào?
Vùng Trung Á, nơi có những Afghanistan, Pakistan…đều là những cường quốc hàng đầu thế giới ở môn bóng chày, Afghanistan là cường quốc thế giới môn bóng chày, còn Pakistan từng vô địch World Cup bóng chày. Vị Thủ tướng Pakistan ngày nay là ông Imran Khan từng là đội trưởng tuyển bóng chày Pakistan vô địch World Cup.
Họ có những ngôi sao đẳng cấp thế giới.
Chúng ta “chọn” bóng đá là môn “thể thao vua” nhưng nhiều quốc gia khác thì lại chọn bóng chày, bóng bầu dục, bóng đá kiểu Mỹ (tức như bóng bầu dục có dùng chân đá).
Khi một cái nhìn từ một đất nước cuồng say bóng đá như Việt Nam sang Afghanistan mà không có bóng đá hoặc bóng đá rất yếu thì chúng ta hay đánh giá “đồng hạng” là thể thao của họ chẳng có gì? Liệu ngược lại, khi từ Afghanistan nhìn sang Việt Nam, họ chẳng thấy có bóng chày thì họ có suy nghĩ như chúng ta về họ?
Một ngôi vô địch quốc tế của tuyển bóng chày Afghanistan.
Dải đất Trung Á xuống Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh đều là những quốc gia có môn bóng chày và bóng bầu dục rất mạnh.
Với Afghanistan, đất nước này đi đâu người ta cũng thấy những em bé còn rất nhỏ đã lấy báng súng AK hư hỏng làm gậy bóng chày chơi trên những bãi khô cháy đầy hố bom, hố đạn. Đó lại là vùng đất ươm mầm cho tài năng bóng chày.
...Bóng chày hiện diện khắp mọi nơi.
Hãng tin AFP có một phóng sự về bóng chày ở Afghanistan và họ đã phát hiện ra, cái thanh gỗ của báng súng AK không bao giờ là thứ vứt đi khi khẩu súng đã hư hỏng vì lâu năm, người ta vứt khắp nơi, những em bé mang nó về…làm gậy bóng chày. Đó là phương tiện, sân ươm những tài năng bóng chày cho Afghanistan.
Từ bãi cỏ khô cháy cũng là sân bóng chày.
Ở Afghanistan đi đâu người ta cũng thấy bóng chày, những khán giả ngồi xem một trận bóng chày ở một bãi cỏ khô cháy…đó có thể là binh lính vừa cầm súng AK vừa xem bóng chày, hoặc cũng có thể đó là lực lượng bán vũ trang, dân quân tự vệ.
Thậm chí những vùng mất an ninh, thì khán giả cầm súng AK xem bóng chày bên ngoài sân lại là lực lượng Taliban,…
Bên ngoài một sân bóng chày.
Aghanistan là một cường quốc bóng chày mà tài năng nhí không phải trưởng thành từ các học viện sang trọng đầy đủ tiện nghi, dụng cụ thể thao đắt tiền được trang bị tận răng cùng hàng ngũ HLV giỏi giang.
Tài năng bóng chày của Afghanistan sinh ra trong bom đạn, lửa khỏi, lấy báng súng AK làm gậy chơi bóng.
Nơi đó không có các học viện hoành tráng và cũng chẳng có thiết bị hàng hiệu.
Futsal Afghanistan cũng vừa có được danh hiệu á quân U-20 châu Á, người Afghanistan lại mở hội ăn mừng. Đó có thể là một thế hệ tài năng mới “chào đời” về môn banh bóng mà vốn lâu nay Afghanistan không được nhắc đến. Cầu thủ Futsal Afghanistan có tư duy, kỹ thuật chơi bóng luôn thể hiện tiềm năng, nếu đầu tư tốt, họ chẳng thua gì cường quốc Futsal Iran.
Afghanistan có bóng chày, bóng bầu dục, có bóng đá mà tại vòng loại Asian Cup 2019, tuyển Việt Nam từng chạm với họ. Nay đất nước đầy bất ổn này còn có cả Futsal nữa.