Theo lý giải của nhà địa chấn học 69 tuổi người Mỹ, Nhật Bản là quốc gia luôn phải đối mặt với các trận động đất, sóng thần, bão, lũ lụt và núi lửa phun trào.
Biển báo chỉ dẫn cho người dân di chuyển đến vùng an toàn khi xảy ra thiên tai tại Nhật Bản. ẢNH: GETTY
Thế vận hội Tokyo sẽ khai mạc vào hôm nay (23-7) có thể bị ảnh hưởng “kép” bởi COVID-19, đại dịch toàn đầu đã khiến thế vận hội khởi tranh chậm một năm. Mới đây, cái chết của ít nhất 15 người trong trận lở đất ở Tây Nam Nhật Bản đầu tháng chính là một lời nhắc nhở rõ ràng về mối nguy hiểm này.
Tờ The Star dẫn lời giáo sư danh dự của đại học Tokyo - Robert Geller: “Cơ hội xảy ra một trận động đất lớn vào bất kỳ ngày nào là rất nhỏ nhưng nó không phải là 0”.
Tại các địa điểm tổ chức Olympic và tại thủ đô Tokyo, những biển báo có biểu tượng hình người nhỏ bước vào một vòng tròn màu xanh lá cây được đặt khắp nơi. Đấy chính là chỉ dẫn các tuyến đường sơ tán đến khu vực an toàn nếu thảm họa bất ngờ xảy ra.
Nằm trong vòng cung “Vành đai lửa” gồm núi lửa và rãnh đại dương bao quanh lưu vực Thái Bình Dương, Nhật Bản chiếm khoảng 20% các trận động đất có cường độ từ 6,0 độ richter trở lên trên thế giới. Trung bình cứ sau năm phút, Nhật Bản sẽ trải qua một trận động đất.
Bất chấp hệ thống cảnh báo sóng thần ưu việt, Nhật Bản đã từng bị “thất thủ” trước trận động đất mạnh 8,9 độ richter, kéo theo trận sóng thần vào năm 2011. Thiên tai khiến gần 20.000 người thiệt mạng và phá hủy một nhà máy điện hạt nhân.
Giáo sư Geller cho biết thêm: “Dù Nhật Bản đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho các trận động đất, các tiêu chuẩn xây dựng cũng khá tốt nhưng không có gì là hoàn hảo”.
Giáo sư địa chấn học Robert Geller. ẢNH: GETTY
Đối với người dân Nhật Bản, họ đã quá quen với các trận động đất hàng chục năm qua nhưng với du khách nước ngoài có thể sẽ không biết phải làm gì khi sự cố. Ban tổ chức Olympic cho biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra.
Chủ tịch Ban tổ chức Tokyo 2020, Seiko Hashimoto cho biết: “Khi những điều này xảy ra, chúng tôi phải thông báo ngay cho các phái đoàn và các bên liên quan biết phải làm gì. Thế nên chúng tôi đang chuẩn bị với sự giúp đỡ của chính phủ”.
Ngoài thảm họa thiên nhiên, Olympic Tokyo còn đối mặt với nguy cơ khác, khi virus còn tồn tại trên tất cả các chế phẩm. Kết quả của hàng chục ca xét nghiệm dương tính COVID-19 cũng như các ca tiếp xúc gần.
Một thảm họa lớn trong thời gian diễn ra Olympic cũng như Paralympic sẽ khiến những người sơ tán tụ tập lại ở một khu vực có thể làm tăng độ lây lan nhanh của COVID-19. Geller đưa ra cảnh báo: “Những người làm công tác phòng chống thiên tai ở Nhật Bản thực sự lo lắng rất nhiều về điều đó. Nếu bạn gặp phải một thảm họa khác trên COVID, mọi thứ còn tồi tệ hơn”.