PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: 'Nếu có thẩm phán nhà nước thì trọng tài là thẩm phán tư nhân'

(PLO)-  "Chọn giải quyết các tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại sẽ có nhiều ưu điểm như kín đáo, giá cả phù hợp, tránh việc tố tụng kéo dài…" - PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 22-4, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIART), trực thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Phát biểu khai mạc, TS Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch VIAC đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của trọng tài thương mại (TTTM) trong việc giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án.

Ông Lộc mong muốn trong tương lai, VIART sẽ đạt chuẩn quốc tế, vươn tới trở thành địa chỉ giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của khu vực và quốc tế.

“Trọng tài phải là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật giải quyết tranh chấp…” – TS Lộc nói.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Viện trưởng VIART (Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright – Đại học Fulbright Việt Nam). Ảnh: FULBRIGHT.EDU.VN
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Viện trưởng VIART (Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright – Đại học Fulbright Việt Nam). Ảnh: FULBRIGHT.EDU.VN

Giới thiệu về VIART, GS.TS Đỗ Văn Đại, Viện phó VIART cho biết: Viện là đơn vị trực thuộc VIAC, được thành lập theo Quyết định số 79/QĐ-VIAC ngày 30-7-2021 của Chủ tịch VIAC.

Viện có mục tiêu hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của phương thức trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) khác nói chung một các thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

Thông qua hoạt động nghiên cứu và đào tạo, VIART mong muốn cung cấp bài bản, hệ thống và cập nhật các kiến thức về TTTM, tập trung phát triển yếu tố con người nhằm xây dựng một cộng đồng những người sử dụng và hành nghề trọng tài chuyên nghiệp; qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của trọng tài nói riêng và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) khác nói chung tại Việt Nam.

Từ đầu cầu trực tuyến tại TP.HCM, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Viện trưởng VIART (Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright – Đại học Fulbright Việt Nam) mong muốn sự ra đời của VIART sẽ kết nối hơn 500 trọng tài viên trong cả nước, vì sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ TTTM tại Việt Nam và chơi luật chơi mang tính toàn cầu.

“Nếu có thẩm phán nhà nước thì trọng tài là thẩm phán tư nhân…” – Ông Nghĩa nói.

Theo PGS Nghĩa, chọn giải quyết các tranh chấp bằng phương thức TTTM sẽ có nhiều ưu điểm như kín đáo, giá cả phù hợp, tránh việc tố tụng kéo dài… và có thể giữ được mối quan hệ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Cũng trong sáng nay, VIAC và VIART đã phối hợp tổ chức tọa đàm: “Tăng cường hoạt động đào tạo về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm