Sự cố khá hi hữu xảy ra mới đây khi hai máy bay đối đầu trên không phận Ấn Độ. Tuy nhiên hệ thống cảnh báo va chạm máy bay trên không (TCAS) trên hai máy bay đã được kích hoạt. TCAS được phi công đánh giá như lá bùa hộ mệnh của máy bay trên không. Vậy cơ chế hoạt động của hệ thống này như thế nào?
Cụ thể ngày 15-3, chuyến bay số hiệu AF 253 của hãng hàng không Pháp Air France cất cánh từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Việt Nam bay đến Paris, Pháp và chuyến bay EY 290 của hãng hàng không Etihad từ Abu Dhabi (thuộc Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất) trên hành trình đến Kathmandu, Nepal, rơi vào tình thế đối đầu ở độ cao 9.500 m, khoảng cách 5,5 km.
Trước đó, vào lúc 13 giờ 40, kiểm soát không lưu Mumbai, Ấn Độ yêu cầu chuyến bay Etihad nâng độ cao 10.058 m. Trong lúc nâng độ cao, chiếc máy bay này đối đầu với chuyến bay AF 253 đang bay đến từ phía đối diện. Hai máy bay chỉ cách nhau 5,5 km, tức khoảng vài giây. Ngay lúc đó hệ thống TCAS trên hai máy bay được kích hoạt hướng dẫn phi công xử lý theo hai hướng ngược nhau.
Diễn biến được cho có liên quan, khi gần đây ngày 27-2, Pakistan đóng cửa toàn bộ không phận khi có tranh chấp với Ấn Độ. Theo đó phần lớn các chuyến bay đến châu Âu phải chuyển hướng, kéo theo tình trạng không phận Mumbai, rơi vào tình trạng quá tải vì các máy bay phải chuyển hướng. Việc Pakistan đóng cửa không phận kéo dài, khiến các hãng hàng không tăng chi phí, nhân công,...
Một phi công kỳ cựu điều khiển dòng máy bay Airbus 350 của Vietnam Airlines, cho hay theo quy định của các nhà chức trách hàng không máy bay trên 5.700 kg buộc phải trang bị hệ thống cảnh báo này.
Theo đó về lý thuyết khi gặp tình huống hai máy bay có nguy cơ đối đầu nhau trên không, hai hệ thống sẽ kết nối với nhau và hướng dẫn phi công xử lý theo hai hướng ngược nhau.
Theo vị phi công kỳ cựu này, lịch sử hàng không dân dụng chưa xảy ra va chạm giữa hai máy bay khi cùng trang bị hệ thống TCAS.
Hàng không thế giới đã từng ghi nhận vụ va chạm giữa máy bay Tu-154 (máy bay chở khách tầm trung) do Nga sản xuất chở 69 người đã đâm vào máy bay Boeing 757 (chỉ có 2 phi công) do Tu- 154 không trang bị TCAS.
Tuy nhiên hàng không thế giới cũng ghi nhận vụ va chạm giữa máy bay Tu-154 (máy bay chở khách tầm trung) do Nga sản xuất chở 69 người đã đâm vào máy bay Boeing 757 (chỉ có 2 phi công) thuộc sở hữu của hãng vận chuyển DHL trên bầu trời phía Nam nước Đức, hồi tháng 7-2002. Vụ tai nạn hi hữu này được xác định do máy bay Tu-154 không trang bị hệ thống TCAS.