Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát cao tốc Bến Lức - Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát cao tốc Bến Lức - Long Thành

(PLO)- Báo cáo với Phó thủ tướng, VEC cho biết trường hợp các vướng mắc sớm được tháo gỡ thì dự án sẽ hoàn thành theo tiến độ dự kiến vào ngày 30-9-2025.

Chiều 13-3, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đoàn đã đến nút giao quốc lộ 50 với cao tốc Bến Lức Long Thành để kiểm tra tiến độ toàn dự án.

Cùng đi với đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng và đại diện chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đang thị sát dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Uyên Phương.

Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đang thị sát dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Uyên Phương.

Toàn cảnh dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Uyên Phương.

Toàn cảnh dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Uyên Phương.

Đoàn công tác xuất phát từ nút giao Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 50. Ảnh: Uyên Phương.

Đoàn công tác xuất phát từ nút giao Bến Lức - Long Thành với quốc lộ 50. Ảnh: Uyên Phương.

Tại đây, đại diện VEC báo cáo rằng để dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành tái thi công trở lại thì yếu tố quan trọng nhất là thể chế. Cụ thể, về nguồn vốn cần có sự điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, cơ chế tài chính đối với từng nguồn vốn trong dự án cho phù hợp với các chủ trương đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, đề nghị cho VEC được bổ sung vốn huy động vào cơ cấu nguồn vốn dự án để VEC được sử dụng nguồn thu phí nhàn rỗi chưa đến kỳ trả nợ các khoản vay, nguồn vốn hợp pháp (sau khi đã cân đối toàn bộ nghĩa vụ trả nợ) để hoàn thành các hạng mục, công việc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đang thị sát tại tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Uyên Phương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đang thị sát tại tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Ảnh: Uyên Phương.

Đại diện VEC kiến nghị nhiều vấn đề với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: Uyên Phương.

Đại diện VEC kiến nghị nhiều vấn đề với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: Uyên Phương.

Đặc biệt, cần điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến ngày 30-9-2025, gia hạn Hiệp định vay JICA lần 2 đến ngày 31-12-2025 để đảm bảo đủ thời gian, vốn JICA để hoàn thành thi công các gói thầu J1 và J3.

Theo VEC, tổng mức đầu tư sau khi cân đối các nguồn vốn, chi phí thực hiện các hạng mục còn lại, dự kiến tổng mức đầu tư dự án điều chỉnh còn 30.073 tỉ đồng (giảm 1.247 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt).

Các nội dung nêu trên đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án (nhóm A) là của Thủ tướng Chính phủ.

VEC cũng cho rằng trường hợp các vấn đề vướng mắc sớm được tháo gỡ (dự kiến trong tháng 3 và 4-2023), thì dự án sẽ hoàn thành theo tiến độ dự kiến vào ngày 30-9-2025 như đã trình Thủ tướng Chính phủ.

Máy móc thiết bị "phơi mưa, phơi nắng" trên công trường. Ảnh: CTV.

Máy móc thiết bị "phơi mưa, phơi nắng" trên công trường. Ảnh: CTV.

Chủ đầu tư cho biết nếu dự án được điều chỉnh thời gian thì tới tháng 12-2025 sẽ hoàn thành. Ảnh: CTV.

Chủ đầu tư cho biết nếu dự án được điều chỉnh thời gian thì tới tháng 12-2025 sẽ hoàn thành. Ảnh: CTV.

Mặt khác, nếu các vướng mắc về vốn, thời gian hoàn thành dự án và các cơ chế pháp lý có liên quan không được xử lý kịp thời, VEC sẽ không có đủ nguồn lực.

Đồng thời, VEC không thể huy động vốn và không có hành lang pháp lý để đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu mới, thi công các hạng mục còn lại của dự án. Khi đó, dự án có nguy cơ tiếp tục dừng giãn tiến độ và tiếp tục kéo dài sau thời hạn nêu trên.

VEC cũng thông tin về tình trạng mất cắp trên công trường. Cụ thể, VEC đã nắm bắt được vấn đề này và đang cùng các nhà thầu tiến hành rà soát đối với từng trường hợp cụ thể để khắc phục theo điều kiện hợp đồng và thực tế công trường.

Trong trường hợp các nhà thầu bàn giao lại công trường, VEC đã có kế hoạch bố trí đơn vị lâm quản để bảo vệ tài sản của dự án.

Dự án Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài 57,8 km, qua các tỉnh Long An (2,7 km), TP.HCM (26,4 km) và Đồng Nai (28,7 km).
Tổng mức đầu tư là 31.320 tỉ đồng, sử dụng 3 nguồn vốn. Trong đó, vay ADB (13.654,6 tỉ đồng), vay JICA (11.975,7 tỉ đồng) và vốn đối ứng (5.689,7 tỉ đồng).
Dự án gồm 11 gói thầu xây lắp chính. Đoạn 1 phía Tây (5 gói thầu A1÷A4) sử dụng vốn vay ADB. Đoạn 2 (3 gói thầu J1÷J3) sử dụng vốn vay JICA. Đoạn 3 phía Đông (3 gói thầu A5÷A7) sử dụng vốn vay ADB.
Dự án được khởi công từ tháng 7-2014, các đoạn tuyến (ADB phía Tây, JICA, ADB phía Đông) sử dụng các nguồn vốn khác nhau nên không triển khai đồng thời tại cùng thời điểm khởi công.

Từ đầu năm 2019, dự án đang trong quá trình thực hiện thì gặp nhiều vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật, dẫn đến không được bố trí vốn để tiếp tục thực hiện đối với vốn ADB phía Tây, vốn JICA và vốn đối ứng.
Dẫn đến, dự án bị dừng giãn tiến độ, các nhà thầu dừng thi công từ giữa năm 2019. Một số nhà thầu đã chấm dứt hợp đồng và khởi kiện VEC ra Trung tâm trọng tài quốc tế để yêu cầu đền bù chi phí phát sinh.

VEC đang nỗ lực xử lý hợp đồng với các Nhà thầu, lựa chọn Nhà thầu mới để triển khai thi công toàn bộ công trường. Thời gian hoàn thành dự án là ngày 31-12-2023, cần điều chỉnh đến ngày 30-9-2025.

Đọc thêm