Phóng sự ảnh: Cái chữ với những em nhỏ dân tộc Sila

Nhưng với những học sinh ở huyện nghèo miền núi, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, việc thực hiện mơ ước đó khó khăn bội phần. Vượt gần 20 km từ trung tâm thị trấn Mường Tè từ lúc 6 giờ sáng để đến điểm trường Seo Hai thuộc Trường Tiểu học xã Can Hồ (Mường Tè, Lai Châu) - nơi có 25 học sinh con em dân tộc Sila (một trong năm dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số chỉ xấp xỉ 1.000 người) - thì mới thấy hết được những nỗ lực dạy và học của thầy trò ở xã vùng cao gian nan đến mức nào. Tuy vậy, sự vất vả không làm nhụt chí những thầy cô giáo trẻ: họ rạng rỡ niềm vui mỗi khi chứng kiến sự lớn khôn của lớp lớp học trò. Hạnh phúc của cuộc đời họ đã được dệt nên từ trường lớp chon von trên những đỉnh núi cao.

Cô giáo Mào Thị Huệ có 11 năm gắn bó và đồng hành với sự nghiệp “trồng người” tại Mường Tè.


Giáo viên chủ nhiệm Lý Thị Hợp đang phụ đạo cho các em học sinh lớp 4.

 

Uốn nắn cho em từng nét chữ, nết người.

Đôi mắt ngời sáng với mơ ước thoát nghèo nơi trẻ vùng cao. 

TRẦN HẢI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới