Phong tỏa gắt gao ở Thượng Hải đẩy người cao tuổi vào tình cảnh cùng cực

(PLO)- Mải tập trung phong tỏa để phòng COVID-19, dường như Thượng Hải đã quên mất đối tượng nguy cơ cao nhất: Người lớn tuổi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo tờ South China Morning Post ngày 15-4, trong bối cảnh Thượng Hải phong tỏa nghiêm ngặt dô dịch COVID-19, nhiều người lớn tuổi rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, thuốc men trầm trọng.

Ngày 22-3, sau khi khu nhà bị phong tỏa vì một ca COVID-19, vợ chồng ông ông Yang Weimin (66 tuổi và 59 tuổi) - những người không sống cùng con cháu, chỉ có đủ thức ăn từ ba đến năm ngày.

Giống như nhiều người dân Thượng Hải, những người lớn tuổi không trữ thức ăn cho vài tuần hoặc vài tháng vì họ biết rằng họ có thể đi mua bất cứ khi nào họ muốn.

Ko

Người lớn tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ về sức khỏe cao nhất. Ảnh: GETTY

Chính vì thế, họ hoàn toàn bị động trước các lệnh phong tỏa kéo dài nhiều ngày.

Nói với South China Morning Post, ông Yang nói: “Tôi bị đột quỵ và bác sĩ nói rằng tôi cần ăn đủ chất đạm mỗi ngày để cơ thể hoạt động tốt".

Tuy nhiên, ông và vợ đã phải thay đổi chế độ ăn uống của họ, từ uống một cốc sữa mỗi ngày sang uống cách ngày kể từ ngày thứ ba sau lệnh phong tỏa. Ông cho biết ​​lượng thực phẩm của mình đang giảm dần mà không biết khi nào cuộc sống mới trở lại bình thường.

"Nếu việc khóa cửa kéo dài từ một tuần đến 10 ngày, chúng tôi vẫn có thể xoay sở được. Nhưng đã hơn 20 ngày và chúng tôi đã không uống sữa trong nhiều ngày" - ông nói.

Người con gái 28 tuổi của ông Yang đã bị cách ly trong một khu nhà khác và không thể đến thăm họ hoặc mang theo đồ tiếp tế.

Cặp vợ chồng già cũng không thể sử dụng điện thoại thông minh. Ông Yang cận thị rất nặng còn vợ ông phải phẫu thuật võng mạc. Cách duy nhất để họ có được nguồn cung cấp là chờ chính phủ phân phát thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Những trường hợp như vợ chồng ông Yang rất phổ biến ở Thượng Hải - một trong những thành phố có tỉ lệ dân số già cao ở Trung Quốc. Theo Thống kê dân số của Thượng Hải năm 2019, số người từ 60 tuổi trở lên ở thành phố này là khoảng 5,815 triệu người.

Điều này có nghĩa là cứ ba người thì có một người là người cao tuổi. Số người cao tuổi sống một mình trong số đó lên tới 317.400 người. Đây cũng là nhóm người có nguy cơ cao ở thành phố.

Trước tình cảnh này, nhiều người trẻ đã lập kế hoạch giúp những người lớn tuổi trong khu nhà của họ mua thực phẩm. Những tình nguyện viên sẽ mua thức ăn thông qua các kênh cá nhân và phân phối lại cho những người đang cần.

Ngoài thực phẩm, nguồn cung y tế ở Thượng Hải cũng đang thiếu hụt. Việc đến bệnh viện khám bệnh là điều gần như không thể.

Theo nhóm tình nguyện viên dự án “Hỗ trợ y tế khẩn cấp ở Thượng Hải”, họ đã nhận được 1.686 đơn xin hỗ trợ, bao gồm việc xin hỗ trợ thuốc điều trị bệnh mãn tính, hóa trị thường xuyên, lọc máu và thuốc chữa bệnh tâm thần.

Đa số bệnh nhân đã yêu cầu là người cao tuổi.

Xu Yixing, 18 tuổi, một sinh viên tình nguyện tham gia nhóm này cho biết: “Chúng tôi chưa thống kê được số người ở các nhóm tuổi khác nhau, nhưng ít nhất hơn một nửa trong số những người tìm kiếm sự giúp đỡ là người trên 60 tuổi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm