Phường giải thích lý do dừng thí điểm làn đường đi bộ

Chị Nguyễn Thị Đông, ngụ phường Hà Đình, cho biết trong hẻm 342 có ba trường mẫu giáo, một trường cấp 2. Trước không có vạch sơn ưu tiên, vào giờ cao điểm đoạn đường này thường xảy ra ùn tắc vì trẻ em, người lớn đi lộn xộn. Từ khi có vạch sơn ưu tiên thì không còn cảnh trên xảy ra. Đặc biệt là việc này đã và đang góp phần hình thành một thói quen giao thông an toàn, văn minh tại đây.

Nói về tiện lợi của vạch sơn ưu tiên, chị Nguyễn Thị Nga - một hộ kinh doanh gạo trong hẻm - cho rằng từ khi có vạch sơn chị bớt lo lắng khi con ở trường về nhà vì các trẻ đi theo làn đường riêng của mình.

Một tiện lợi được chị Nga nhắc đến là những chiếc xe máy lần đầu tiên vào hẻm khi thấy vạch sơn tại các điểm giao nhau cũng chạy xe chậm lại để quan sát: "Nhưng chúng tôi không hiểu sao mới thử nghiệm được vài hôm thì chính quyền lại xóa đi"- chị Nga thắc mắc.

Người dân cho rằng việc kẻ vạch sơn ưu tiên cho trẻ em, người lớn rất thuận tiện, an toàn. Nhưng sau đó chính quyền lại xóa đi. Ảnh: VIẾT LONG

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND phường Hạ Đình, cho biết tháng 4-2017, Câu lạc bộ Sống Xanh cùng các nhà Kiến trúc sư thuộc Hội Kiến trúc sư Hà Nội tiến hành thử nghiệm mô hình sơn kẻ làn đường tại một đoạn ngõ 342 đường Khương Đình, nhằm tạo sự quan tâm, chú ý của người đi đường đảm bảo an toàn hơn cho trẻ em đi bộ đến trường. Vật tư, kỹ thuật thực hiện do các chuyên gia của tổ chức Nhịp cầu sức khỏe hỗ trợ.

Trong quá trình thử nghiệm, địa phương nhận thấy Mô hình có những điểm tốt, được nhiều người dân ủng hộ: "Tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số hạn chế phát sinh từ mô hình, đặc biệt là chưa phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ. Vì vậy, chúng tôi thống nhất dừng triển khai mô hình để rút kinh nghiệm..."- ông Minh giải thích.

Từ khi có vạch sơn người dân trong hẻm luôn chấp hành quy định và giúp nhiều phương tiện lần đầu tiên vào hẻm chú ý quan sát hơn. Ảnh: VIẾT LONG

Người dân bất ngờ vì vạch sơn ưu tiên bị làm mờ sau khi đưa vào thử nghiệm. Ảnh: VIẾT LONG


Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm