Bạn có biết quy định về thứ tự đường ưu tiên?

Căn cứ Điều 5 Thứ tự đường ưu tiên, Quy chuẩn 41/2016 của BGTVT quy định như sau: Đường cao tốc, Quốc lộ, Đường đô thị, Đường tỉnh, Đường huyện, Đường xã, Đường chuyên dùng.
Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên”
Thứ nhất, về thứ tự đường ưu tiên: Thứ tự ưu tiên của các đường được xếp theo thứ tự sau: Đường cao tốc, đường quốc lộ, đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng.
Ví dụ: Đường quốc lộ giao với đường huyện thì các phương tiện từ đường quốc lộ sẽ được di chuyển trước.
Thứ hai, trường hợp giao nhau giữa hai đường cùng thứ tự: Dựa vào đường nào được cấp có thẩm quyền quy định là ưu tiên thì sẽ đươc ưu tiên trước. Nếu không quy định thì dựa vào đường nào có cấp kỹ thuật cao hơn sẽ là đường ưu tiên.
Nếu kỹ thuật như nhau ta dựa vào lưu lượng xe trung bình ngày đêm để xác định thứ tự ưu tiên.
Nếu lưu lượng xe là như nhau thì đường nào có nhiều ô tô vận tải công cộng lớn hơn sẽ được ưu tiên. Cuối cùng dựa vào cấp của mặt đường để xác định.
Ví dụ giao nhau giữa hai đường tỉnh thì đường tỉnh nào quy định là ưu tiên các phương tiện của đường đó sẽ được ưu tiên đi trước.
Lưu ý: Không được quy định hai đường giao nhau cùng mức đồng thời là đường ưu tiên.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.