Còn số tiền không được tiết lộ công khai mà báo giới chỉ biết “có tăng” so với 30 tỉ đồng hồi năm rồi, xấp xỉ 1/4 con số Toyota đỡ đầu cho Thai-League.
Một miếng khi… khó khăn cho VPF ở lần thứ hai liên tiếp là quá vui rồi, nếu biết có lúc họ khổ sở chạy ăn từng bữa. Nhớ năm ngoái, khi bóng V-League sắp lăn thì VPF đến giờ chót mới công bố nhà tài trợ Toyota. Người trong cuộc vẫn biết nó không đến dễ dàng và không hẳn do các bộ phận chạy tài trợ của VPF mà như một cổ đông “tố” ông phó tổng giám đốc suốt bốn năm không kiếm ra nổi một xu.
Cái hay của VPF còn ở chỗ Toyota không bắt buộc phải thực hiện các tiêu chí sản phẩm chất lượng kiểu như “bóng đá sạch” như chia sẻ của Tổng Giám đốc VPF Cao Văn Chóng, miễn sao V-League mùa sau ít sạn hơn mùa trước.
Lạ một chỗ khi mới đặt bút ký hồi năm ngoái, Toyota có những điều kiện ràng buộc rõ ràng về tiêu chuẩn của giải chuyên nghiệp Việt Nam. Thế rồi qua một mùa giải, họ lại dễ dàng ký tiếp dù các nhà tổ chức vẫn đau đầu về những sự cố trên sân cỏ.
Duy có điều Toyota vẫn thận trọng ký từng năm một chi tiền cho V-League, không phải hào phóng kiểu như “người nhà” Eximbank từng ký một lúc ba năm. Bởi hiệu quả từ việc đầu tư vẫn chưa có dấu hiệu thu lại nhiều lợi ích như cách nói của Tổng Giám đốc Toyota - ông Yoshihisa là “không có khách hàng nào mua xe vì Toyota tài trợ V-League. Mục đích tài trợ cho V-League là bởi chúng tôi hiện diện tại Việt Nam nên muốn đóng góp cho bóng đá Việt Nam”.
Thế đã là may cho V-League lắm rồi.
Và dĩ nhiên, phải ngoan mới có quà, vì không ai cho không ai cái gì mãi…