Quán ăn Nhật Bản ở TP.HCM tăng nhanh

(PLO)- Du lịch ẩm thực được định hướng là thương hiệu du lịch của Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hiện nay số lượng nhà hàng, quán ăn Nhật Bản ở TP.HCM tăng nhanh, chứng tỏ người Việt ưa thích ẩm thực Nhật Bản. Trong năm 2022, TP.HCM có 2.500 nhà hàng Nhật, có 1.180 điểm bán được mở.

Việt Nam và TP.HCM xác định du lịch ẩm thực là sản phẩm tạo nên thương hiệu.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM đánh giá cao yếu tố ẩm thực trong phát triển du lịch của TP nói riêng và Việt Nam nói chung.

"Du lịch có sức hấp dẫn, níu chân du khách ở dài ngày, kích thích chi tiêu, đóng góp vào nguồn thu cho ngành kinh tế dịch vụ hay không một phần là nhờ vào ẩm thực" - bà Hoa nói.

Ẩm thực Nhật Bản phong phú, thu hút du khách du lịch.

Ẩm thực Nhật Bản phong phú, thu hút du khách du lịch.

Để nền ẩm thực Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn ở Việt Nam, mới đây, công ty CP chế biến thực phẩm Hamburger Kobe (KOHAFO) đã khai trương nhà máy sản xuất Hamburg Steak đầu tiên tại Việt Nam và ra mắt các dòng sản phẩm Hamburg Steak đóng gói gồm ba hương vị: xốt hành tây, xốt cà chua, xốt rượu vang.

Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023 trong tốp 10 thị trường hàng đầu về khách du lịch đến Việt Nam, Nhật Bản đứng tốp 4 với 284.000 lượt khách.

Đây là đơn vị đầu tiên đưa máy móc, dây chuyền sản xuất hamburg (làm từ thịt bò Wagyu thượng hạng, viên lại, nướng lên và thêm xốt ăn kèm) hiện đại và công nghệ mới nướng bằng hơi nước của Nhật Bản vào Việt Nam. Đồng thời, đây là cơ hội quan trọng để thúc đẩy hợp tác văn hóa và phát triển kinh tế giữa hai quốc gia Việt - Nhật.

Món ăn trưng bày, được chế biến kết hợp các loại sốt.

Món ăn trưng bày, được chế biến kết hợp các loại sốt.

Đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, hợp tác chiến lược thúc đẩy du lịch, ẩm thực, văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt”.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định du lịch ẩm thực là một dòng sản phẩm quan trọng, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và thương hiệu du lịch.

Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng Đại diện Văn phòng Xúc Tiến Thương Mại Nhật - Việt Jetro tại TP.HCM cho biết, hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chung là rất quan tâm đến thị trường nội địa Việt Nam bởi tiềm lực kinh tế và sức tiêu thụ thị trường tại đây ngày càng lớn.

Theo khảo sát của Jetro, tổ chức thúc đẩy thương mại song phương Việt - Nhật, mức độ đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua cả Thái Lan và Indonesia với tỉ lệ tăng trưởng 57,8%, trong đó lĩnh vực sản xuất thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất lên đến 85,7%.

"Nhật Bản rất hoan nghênh và khuyến khích các đơn vị Việt Nam mở rộng hợp tác, liên doanh cùng doanh nghiệp Nhật để phát triển hơn nữa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam, tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế” - ông Matsumoto Nobuyuki kỳ vọng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm