Vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Anh, chủ nhà hàng Hữu Nghị (Nha Trang, Khánh Hòa), phát hiện sáu chai trà Dr Thanh có ruồi, lông, cặn bã, sau đó gửi đơn đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) Khánh Hòa khiếu nại sản phẩm này. Lãnh đạo hội đã không thụ lý đơn đề nghị bảo vệ quyền lợi của ông Nguyễn Ngọc Anh mà chuyển qua cơ quan chức năng khác giải quyết. Pháp Luật TP.HCM ghi nhận ý kiến của lãnh đạo các cơ quan chức năng xung quanh vấn đề này.
Quy định đã phù hợp
Hội BVQLNTD Khánh Hòa chuyển hồ sơ của ông Nguyễn Ngọc Anh cho Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục ATVSTP và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng Khánh Hòa là đúng theo quy định. Trước khi hướng dẫn ông Ngọc Anh chuyển đơn qua các cơ quan chức năng, Hội BVQLNTD Khánh Hòa cũng đã tham vấn phía cơ quan quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương theo quy định của Luật BVQLNTD. Theo quy định tại Điều 3 Luật BVQLNTD năm 2010 thì “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Như vậy NTD ở đây được hiểu là người mua cuối cùng nhằm mục đích tiêu dùng. Trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Anh là hộ kinh doanh buôn bán nên không thuộc đối tượng NTD.
Bên cạnh đó, Hội BVQLNTD hướng dẫn ông Ngọc Anh nộp đơn đến cơ quan quản lý liên ngành thị trường, ATVSTP… Qua đó, ông Ngọc Anh và người dân khác có thể làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thủ tục và xử lý vụ việc. Nếu ông Ngọc Anh nộp đơn qua Hội BVQLNTD thì thủ tục sẽ lòng vòng, mất thêm thời gian.
Nhiều ý kiến có nêu việc quy định đối tượng NTD không bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh buôn bán là chưa hợp lý và quy định ở phạm vi hẹp; tôi cho rằng khó có thể bình luận là hẹp hay không nhưng luật đã quy định nên các cơ quan chức năng phải tuân theo. Trong trường hợp muốn sửa nội dung của luật cần có trong chương trình và cần thời gian. Luật BVQLNTD mới thực hiện hơn ba năm nên phải theo dõi thêm. Tuy nhiên, những trường hợp thực tế như vừa qua cũng là điều lưu ý để các cơ quan tham mưu soạn thảo luật xem xét sau này.
Ông TRỊNH ANH TUẤN, Cục phó Cục Quản lý
cạnh tranh, phụ trách mảng quyền lợi NTD
Sẽ xem xét ứng xử theo thực tiễn
Tỉnh hội Khánh Hòa chuyển đơn của ông Nguyễn Ngọc Anh qua cho các cơ quan quản lý nhà nước thụ lý là phù hợp. Bởi trường hợp này ông Anh là chủ cửa hàng kinh doanh, không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật cũng như đối tượng để hội đứng ra bảo vệ. Như vậy các cá nhân, tổ chức kinh doanh, nếu phát hiện sản phẩm bị lỗi, hư hỏng… có thể làm đơn khiếu nại trình bày sự việc gửi các cơ quan chức năng (quản lý thị trường, đo lường chất lượng, ATVSTP) kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, sản phẩm để được
giải quyết.
Sau này khi cơ quan nhà nước thông báo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật BVQLNTD, nếu có kiến nghị nới phạm vi đối tượng bao gồm cả người kinh doanh thì hội sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến và có báo cáo cụ thể.
Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn
và BVQLNTD Việt Nam
Đã cân nhắc trước khi quy định Trước đây khi lấy ý kiến về đối tượng quy định là NTD đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi có nên đưa cá nhân, hộ kinh doanh vào đối tượng NTD. Thế nhưng sau đó khái niệm NTD chỉ giới hạn là người mua, sử dụng hàng hóa phục vụ mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Như vậy NTD là người tiêu thụ, sử dụng sản phẩm cuối cùng. Đây cũng là nhóm người yếu thế, cần phải được bảo vệ so với các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Quan điểm xây dựng dự thảo luật dựa trên các định hướng xem NTD có vị trí yếu thế trong quan hệ với nhà sản xuất, kinh doanh. Tới đây, sau năm năm luật có hiệu lực, cơ quan soạn thảo sẽ rà soát lại các nội dung, đánh giá lại các kết quả cũng như hạn chế, vướng mắc của luật so với thực tế. Từ đó cơ quan soạn thảo mới có căn cứ để đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung. Ông BẠCH VĂN MỪNG, Cục trưởng Cục Quản lý |