Theo bà Vũ Thị Như Xuân, Giám đốc điều hành Công ty Quản lý BĐS Proman Man (đơn vị phụ trách quản lý tòa nhà Novaland), các vụ tranh chấp, bất đồng trong quản lý chung cư xảy ra chủ yếu là do thiếu minh bạch trong sử dụng phí bảo trì, phí quản lý… Nếu minh bạch và rõ ràng thì bất đồng sẽ khó xảy ra.
Giao quỹ bảo trì phải được ngân hàng bảo lãnh
. Phóng viên: Mặc dù đã có Luật Nhà ở, thế nhưng việc quản lý chung cư hiện nay vẫn còn nhiều bất cập là vì đâu, thưa bà?
Thứ nhất, mức phí quản lý áp dụng cho mỗi chung cư do không minh bạch trong vấn đề thu chi.
Thứ hai, việc bàn giao quỹ bảo trì và quản lý quỹ bảo trì sẽ phải như thế nào cũng là vấn đề rất quan trọng. Đã xảy ra trường hợp một số CĐT sử dụng trái phép quỹ bảo trì hoặc một số CĐT lo ngại về việc bàn giao số tiền lớn cho BQT mà không có một ngân hàng uy tín đứng ra bảo lãnh/giữ hộ nên gây ra tranh chấp về quỹ bảo trì.
Thứ ba, đóng góp của CĐT đối với phần diện tích giữ lại/chưa bán. Cụ thể là quy định không rõ ràng, trong một số trường hợp gây ra các bất lợi cho CĐT về mặt tài chính.
Đó là những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quản lý chung cư.
. Nhưng bên cạnh nhiều bất cập đã được báo chí phản ánh liên quan đến bầu BQT tòa nhà, mâu thuẫn giữa nội bộ BQT, phí bảo trì... xảy ra ở một số dự án thì nhiều đơn vị lại làm rất tốt vấn đề này như Savills, Phú Mỹ Hưng, Novaland... Vậy theo bà, mô hình chuẩn của những đơn vị này là gì?
+ Sẽ không có mô hình nào chung cho các dự án bởi việc vận hành chung cư ở mỗi dự án sẽ có một đặc điểm riêng hoàn toàn. Do phân khúc thị trường của chung cư ấy sẽ dẫn đến việc thu phí quản lý nên như thế nào là hợp lý. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tính minh bạch trong vấn đề tài chính. Ngoài ra việc chuyển một số tiền bảo trì lớn sang cho BQT cũng là một rủi ro nếu CĐT và công ty quản lý không cùng thực hiện việc quản lý. Trong một môi trường hiện đại, một đơn vị quản lý chuyên nghiệp không chỉ dừng ở việc quản lý các trang thiết bị hay các khu vực công cộng mà còn hướng tới việc cung cấp một dịch vụ toàn diện, trọn gói và phục vụ 24/7 cho cư dân như dịch vụ sửa chữa bên trong căn hộ, giặt ủi, vệ sinh căn hộ…
Ở các nước phát triển không có các mâu thuẫn
. Trên thế giới có tình trạng mâuthuẫn giữa cư dân và BQT hay mâu thuẫn trong BQT tòa nhà... hay không và họ giải quyết vấn đề này thế nào?
+ Ở các nước có mô hình chung cư phát triển từ rất lâu như Hong Kong, Singapore thì họ có hướng dẫn rất chi tiết đối với từng vấn đề liên quan đến việc quản lý, vận hành chung cư. Cách phân chia phí quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi chủ sở hữu đối với khu vực chung-riêng, quy định về đóng phí và thu phí, quy định về tham gia thành viên BQT, bầu BQT… Các mâu thuẫn nếu có chỉ xảy ra giữa các cư dân và thường là liên quan đến các hoạt động hằng ngày. Họ không có các mâu thuẫn như đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Với Việt Nam hiện nay đang đi theo mô hình quản lý chung cư theo xu hướng chung: BQT đưa ra các chiến lược, đường lối, công ty quản lý thực thi các đường lối đó.
. Được biết một số nước họ bầu BQT tòa nhà, BQT sẽ bầu một đơn vị bên ngoài vào quản lý tòa nhà chứ chính bản thân cư dân cũng không tham gia vào điều hành, tại sao?
+ Đúng vậy, cư dân và BQT được bầu không nên tham gia vào việc quản lý, vận hành chung cư. Như đã nói ở trên, BQT đóng vai trò như một hội đồng quản trị và thuê các nhân sự về thực hiện đường lối của mình. Hơn nữa việc quản lý hệ thống máy móc trong tòa nhà đòi hỏi những nhân sự có tay nghề chuyên môn, được đào tạo kỹ lưỡng.
. Cám ơn bà.
Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM: Sớm ban hành văn bản mới về quản lý, sử dụng chung cư Ông LÊ CHÍ HIẾU, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, Chủ tịch ThuDuc House: Phải minh bạch trong vấn đề thu chi phí bảo trì |