Quận Thủ Đức lấy ý kiến dân về việc thành lập TP Thủ Đức

Chiều 16-9, UBND quận Thủ Đức đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình HĐND các cấp thông qua nội dung đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2020- 2021.

Hội nghị có sự tham gia của trưởng khu phố các phường trên địa bàn quận Thủ Đức. Ảnh: THANH TUYỀN. 

Tại hội nghị, Sở Nội vụ quận Thủ Đức đã thông qua kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri để thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ở khu vực Thủ Đức, nhất là khi sắp tới TP sẽ thực hiện đề án thành lập TP Thủ Đức.

Theo đó, quận sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri trên phạm vi 12 phường thuộc quận Thủ Đức, chịu ảnh hưởng trực tiếp của đề án.   

Việc tổ chức kế hoạch lấy ý kiến chỉ tập trung vào hai nội dung: Sáp nhập quận 2, quận 9, quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính cấp huyện mới; đơn vị hành chính mới lấy tên là TP Thủ Đức.

Thời gian lấy ý kiến cử tri về nội dung này sẽ bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 19 giờ ngày 3-10. Đến 9-10, các phường sẽ tổ chức kỳ họp HĐND phường để thông qua nội dung đề án. Ngày 10-10, quận sẽ tổ chức kỳ họp HĐND quận để thông qua nội dung đề án.

Đến ngày 12-10, quận sẽ trình hồ sơ, tham mưu UBND TP trình HĐND TP để tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua đề án.

Chia sẻ tại hội nghị, Bí thư quận Thủ Đức Nguyễn Mạnh Cường, cho biết đây là lần đầu tiên quận thực hiện việc lấy ý kiến cử tri về một đề án quan trọng của TP là thành lập TP Thủ Đức.

Bí thư quận Thủ Đức chia sẻ, vì thời gian thực hiện khá gấp gáp nên còn nhiều vấn đề phải liên tục cập nhật, bổ sung. Dù vậy, ông yêu cầu tất cả các cơ quan chức năng trên địa bàn quận phải cùng phối hợp với nhau để hoàn thiện tốt nhất công việc này.

Chợ Thủ Đức thuộc phường Trường Thọ, quận Thủ Đức (TP.HCM) sẽ là khu vực trung tâm của TP mới Thủ Đức. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bí thư quận Thủ Đức cho rằng việc thành lập TP Thủ Đức là một dấu mốc quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của quận Thủ Đức, đó còn là sự phát triển của TP.HCM và cả nước.

Chính vì vậy, việc lấy ý kiến người dân về việc thành lập một đơn vị hành chính mới là việc làm quan trọng, Ban Thường vụ quận cùng lãnh đạo UBND quận mong muốn được lắng nghe thêm ý kiến của cử tri.  

Ông nhìn nhận, việc xây dựng một bộ máy thống nhất từ thực tiễn ba quận để vận hành hiệu quả khi thực hiện đề án TP Thủ Đức sẽ tạo được sự kết hợp, đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo quản lý. Từ đó tạo nên một chỉnh thể về hành chính để tiếp tục tạo tiền đề, tạo điều kiện, cơ chế cho sự phát triển không ngừng của TP Thủ Đức trong tương lai.  

Ban Thường vụ quận uỷ yêu cầu thực hiện kế hoạch này nghiêm túc, trách nhiệm đảm bảo yêu cầu cao nhất của kế hoạch.

Công tác tổ chức, triển khai thực hiện đồng bộ từng cấp, từ quận đến phường và cả khu phố, đáp ứng thuận lợi nhất cho cử tri tham gia. Đồng thời, phải cung cấp đầy đủ thông tin về đề án đến các hộ dân, các cử tri để người dân nắm rõ và thông suốt nhất các nội dung.  

Bí thư quận Thủ Đức cũng mong rằng, các trưởng khu phố ở các phường là bộ phận gần gũi với người dân nhất có thể cùng hỗ trợ, thông tin cho người dân về việc lấy ý kiến có thể diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lý do chỉ định, bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh sau sáp nhập

Lý do chỉ định, bổ nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh sau sáp nhập

(PLO)- Bộ Chính trị đã có chỉ đạo trong lần sắp xếp này sẽ thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan HĐND, UBND tại các đơn vị thực hiện sắp xếp; còn từ những lần về sau sẽ thực hiện bầu bình thường như thông lệ.

Hướng dẫn về phân quyền cho các bộ trưởng

Hướng dẫn về phân quyền cho các bộ trưởng

(PLO)- Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, tránh đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng.

Kết thúc hoạt động của cấp huyện từ 1-7-2025

Kết thúc hoạt động của cấp huyện từ 1-7-2025

(PLO)- Từ ngày 1-7-2025, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện cũng sẽ kết thúc.