Quảng Nam xây dựng đề án thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND

Ngày 16-3, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam trình HĐND ban hành Nghị quyết thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh, trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND.

Sau khi hợp nhất, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND là cơ quan tương đương sở, chịu sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh.

Ông Nguyễn Công Thanh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, đọc tờ trình trình HĐND ban hành Nghị quyết thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND. Ảnh: TN

Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH và HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh.

Văn phòng có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 2, Nghị quyết số 1004/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh sẽ có một Chánh văn phòng, ba Phó chánh văn phòng và bốn phòng trực thuộc gồm: Phòng Công tác Quốc hội, Phòng Công tác HĐND, Phòng Hành chính – Tổ chức – Quản trị, Phòng Tổng hợp – Thông tin – Dân nguyện.

Sau khi được HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết thành lập, Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh bổ nhiệm Chánh văn phòng, các Phó Chánh văn phòng; quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và tổ chức bộ máy Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND có nhiệm vụ xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của Văn phòng; quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng trực thuộc Văn phòng.

Củng cố tổ chức bộ máy các phòng trực thuộc, biên chế Văn phòng sau khi được thành lập của Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND trước khi thực hiện hợp nhất; tinh giản nhân viên hợp đồng lao động theo số lượng, định mức.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm