Quy định mới về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(PLO)- Theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN, việc giám sát tiêu hủy tiền phải đảm bảo 3 nguyên tắc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

giam-sat-tieu-huy-tien-4045.jpg
Hình minh họa

Thông tư này quy định về giám sát tiêu hủy tiền, bao gồm: tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành, tiền giả, tiền bị hủy hoại trái pháp luật (sau đây gọi là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (sau đây gọi là tiền in, đúc hỏng) tại các cơ sở in, đúc tiền.

Mục đích giám sát tiêu hủy tiền để đảm bảo công tác tiêu hủy tiền thực hiện theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo an toàn tài sản và bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền. Cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong công tác tiêu hủy tiền.

Đáng chú ý, tại Điều 4 thông tư quy định việc giám sát tiêu hủy tiền phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

- Việc giám sát tiêu hủy tiền được thực hiện tại các địa điểm, cơ sở tiêu hủy của Ngân hàng Nhà nước hoặc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

- Việc giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được thực hiện ở các khâu kiểm đếm chọn mẫu trước khi tổ chức tiêu hủy, kiểm đếm tiền tiêu hủy và cắt hủy (hoặc nấu hủy) hoàn toàn tiền tiêu hủy thành phế liệu.

- Việc giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được thực hiện ở các khâu giao, nhận tiền in, đúc hỏng giữa cơ sở in, đúc tiền với Hội đồng tiêu hủy tại thời điểm giao nhận, kiểm đếm tiền in, đúc hỏng và cắt thủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hoàn toàn tiền in, đúc hỏng thành phế liệu.

Đối với việc giám sát cắt hủy (hoặc nấu hủy) tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông phải giám sát việc giao, nhận tiền hàng ngày tại Tổ cắt hủy tiền theo quy định về tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước. Giám sát và xác nhận đối với các trường hợp thừa, thiếu, lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông phát sinh trong khâu giao, nhận tiền tại Tổ cắt hủy tiền. Giám sát quá trình cắt hủy (hoặc nấu hủy) hoàn toàn tiền tiêu hủy thành phế liệu, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền dưới bất kỳ hình thức nào... (Điều 13)

Còn đối với việc giám sát cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) tiền in, đúc hỏng phải giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại. Giám sát việc xử lý đối với trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn trong công đoạn cắt hủy theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước. Giám sát việc thực hiện cất hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hoàn toàn tiền in, đúc hỏng thành phế liệu, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào...(Điều 18)...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm