Chứng nhận về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là vật chứng bảo đảm pháp lý cho doanh nghiệp (DN). Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, DN Việt phải bước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy nhiên, không ítDN hiện nay còn lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xác lập, bảo vệ, khai thác thương mại quyền SHTT.
Cách bảo hộ quyền lợi thiết thực
Có không ít vụ xâm phạm và tranh chấp SHTT đã xảy ra. Theo số liệu từ Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2014, lực lượng thanh tra đã thực hiện kiểm tra hơn 18.200 vụ, phát hiện gần 17.600 vụ vi phạm SHTT. Đánh giá từ cơ quan chức năng, tình trạng SHTT ở ViệtNambị xâm phạm ngày càng phức tạp. Hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép, hàng lậu… đang được bày bán công khai ở mọi nơi. Bên cạnh đó là việc các công ty cố tình vi phạm về quyền SHTT đối với hàng hóa hay sản phẩm bán chạy cùng loại. Hàng loạt công ty lớn bị xâm phạm sở hữu như Honda ViệtNam, Công ty Unilever hay bia Hà Nội. Đơn cử như Honda ViệtNamđã đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho loại xe Future nhưng lại bị khá nhiều công ty khác vi phạm khi lắp ráp các chi tiết tạo dáng cơ bản. Công ty Unilever đang được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa OMO và hình cho nhóm bột giặt và chất tẩy rửa…
Có thể khẳng định trong môi trường kinh tế thị trường hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sáng chế, SHTT… là cách bảo hộ quyền lợi thiết thực nhất cho chính DN.
Hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu, lợi ích và sự cần thiết đối với DN” diễn ra tại Bình Dương.
Doanh nghiệp lơ là
Tại cuộc hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu, lợi ích và sự cần thiết đối với DN” nhân kỷ niệm ngày SHTT thế giới 26-4, bà Ngô Phương Trà, đại diện Cục SHTT thuộc Văn phòng Đại diện TP.HCM, cho biết hiện naythời gianthẩm định đơn đăng ký mộtnhãn hiệu, thương hiệu cho DN thường mất khoảngmột năm.
Ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương, tham gia hội thảo cũng nêu lên thực trạng vấn nạn xâm phạmquyền SHTThiện nay nói riêng và công tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại nói chung đang quá phức tạp. Thế nhưng nhiều DN vẫn chưa quan tâm đến vấn đề SHTT, số lượng DN quan tâm và có các động thái bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu của mình còn rất ít. Theo ông Danh, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có đến 90% DN chưa hiểu về SHTT cũng như nhận thức vai trò của việc bảo hộ nhãn hiệu, quyền SHTT đối với thương hiệu của DN mình vẫn hạn chế.
Chính việc thiếu quan tâm, lơ là đối với quyền SHTT nên dễ hiểu vì sao trong số 95.000 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam, chỉ 20% là của DN Việt Nam.