Ra mắt bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa

(PLO)- Bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa (trọn bộ 4 tập) của PGS.TS Trương Văn Món đã giải quyết nhiều vấn đề lớn cũng như cung cấp nhiều tư liệu quý về lịch sử, văn hoá vùng đất Champa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 26-4, lễ ra mắt giới thiệu bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa (trọn bộ 4 tập) của PGS.TS Trương Văn Món cùng các cộng sự đã diễn ra tại trường ĐH Khoa học XH&NV ĐH Quốc gia TP.HCM.

Văn hoá lịch sử Champa
Bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa (trọn bộ 4 tập) của PGS.TS Trương Văn Món. Ảnh: VĂN HÀ

Bộ sách là kết quả của đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản những giá trị văn hóa - lịch sử Champa "do Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VINIF) tài trợ và Trường ĐH KH XH&NV (ĐHQG TP.HCM) chủ trì .

Một công trình đồ sộ về văn hoá, lịch sử Champa

Theo PGS. TS Trương Văn Món, phương pháp, lý thuyết nghiên cứu và hướng tiếp cận của bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa được thực hiện phương pháp nghiên cứu liên ngành gồm Văn hóa - lịch sử.

van-hoa-lich-su-champa.JPG
Chia sẻ thêm với PLO, PGS. TS Trương Văn Món cho biết bản thân đã có cả một quá trình nghiên cứu và thực hiện bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa.

"Năm 1991, tốt nghiệp ĐH tôi trở về vùng đất Champa và cảm thấy rất choáng ngợp không biết bắt đầu từ đâu và đã nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng từng ngày từng giờ tôi đi điền dã khắp các vùng đất Chăm gom góp tư liệu thì tôi mới nhìn thấy ra vấn đề văn hoá Chăm rất là đồ sộ và không phải viết một cuốn sách là hết mà phải thực hiện con đường, hành trình dài hơn" - PGS. TS Trương Văn Món cho hay.

Theo PGS. TS Trương Văn Món, trong quá trình đang loay hoay thì ông nhận được học bổng tại Mỹ và quyết định đi du học. Trong suốt 5 năm học tập tại Mỹ ông được tiếp xúc rất nhiều người Chăm các nước trên thế giới.

"Văn hoá Chăm hiện nay như những mảnh vỡ không chỉ tại miền Trung Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Sau khi học về, với tài liệu thu gom đã có sẵn và kiến thức đã học được tôi bắt vào viết bộ sách" – PGS. TS Trương Văn Món chia sẻ.

Qua bộ sách này, PGS. TS Trương Văn Món cho rằng văn hoá Chăm không phục vụ cho giới hàn lâm mà còn phục vụ cho lớp độc giả bình dân đặc biệt là những hướng dẫn viên du lịch hiện nay.

"Tôi luôn tâm niệm phải viết như thế nào để không chỉ độc giả đọc dễ hiểu mà phải chinh phục được những vấn đề mà mình chưa nghĩ ra. Tôi cũng hi vọng độc giả đọc sách của mình dễ hiểu, dễ thuộc và dễ nhớ" - PGS. TS Trương Văn Món bày tỏ.

Tham dự buổi giới thiệu ra mắt bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa, GS.TS.NGND Ngô Văn Lệ, Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH KH XH&VN nhận định bộ sách đã góp phần giải quyết một vấn đề lớn đó là khẳng định lại lãnh thổ của Champa trong bối cảnh chung từ miền Bắc đến Nam. Bên cạnh đó là những gì liên quan đến lịch sử văn hoá như đúng tên gọi của bộ sách.

van-hoa-lich-su-champa (2).JPG
GS.TS.NGND Ngô Văn Lệ, Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH KH XH&VN

TS Phú Văn Hẳn (Viện phó Viện KHXH vùng Nam Bộ) cũng bày tỏ sự thán phục bộ sách Văn hoá - lịch sử Champa: "Tôi tin những nội dung trong bộ sách là một tập hợp khá bao quát về các kết quả nghiên cứu về người Chăm cho nên nó sẽ là bộ sách, bộ tài liệu cực kỳ quý cho những ai muốn nghiên cứu, quan tâm, tìm hiểu về người Chăm.

Tôi tin với công trình này, thì PGS.TS Trương Văn Món sẽ có những công trình khác lớn hơn, bao quát hơn. Và chúng tôi rất tự hào điều đó" - TS Phú Văn Hẳn cho hay.

van-hoa-lich-su-champa6.JPG
TS Phú Văn Hẳn (Viện phó Viện KHXH vùng Nam Bộ)
van-hoa-lich-su-champa5.JPG
Về phía PGS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng PGS.TS Trương Văn Món là một người có lợi thế về chủ đề này vì PGS.TS Trương Văn Món là một người Chăm.

"Trong khoa học rất 'kỵ' chuyện người trong cuộc vì dễ dẫn đến chủ quan và cực đoan. Đây là điều rất cần chú ý với một người làm khoa học, bây giờ anh là một người Chăm thì anh phải đứng trên góc độ một nhà khoa học chứ không phải là một người Chăm.

Khi tránh được những vấn đề đã đề cập ở trên thì sẽ giúp anh trở thành một tác giả được yêu mến" - PGS.TS Lê Hồng Lý cho hay.

van-hoa-lich-su-champa4.JPG
Trước vấn đề PGS.TS Lê Hồng Lý đề cập, PGS TS Trần Nam Tiến, Khoa quan hệ quốc tế (ĐH KH XH&NV TP.HCM) rất chia sẻ về ý kiến này.

Thế nhưng, PGS. TS Trần Nam Tiến lại cho rằng sự chủ quan này rất cần thiết cho nghiên cứu. "Vì họ là người trong cuộc, họ hiểu đúng được bản chất, vấn đề. Nhưng tôi cũng chia sẻ một vấn đề là sự cộng hưởng về nghiên cứu. Cụ thể là để giảm bớt sự chủ quan thì cần sự phối hợp cộng hưởng với các nhà nghiên cứu nước ngoài nhằm tạo ra những nghiên cứu có tính chất tổng hợp thì nó sẽ rất thành công" - PGS TS Trần Nam Tiến nói thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm