Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2023 mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Mức thu phí sử dụng đường bộ
Theo đó, Điều 5 Nghị định 90/2023 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023 quy định biểu mức thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1-2-2024 như sau:
Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng.
Ghi chú:
- Mức thu của 1 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 1 tháng trong Biểu nêu trên.
- Mức thu của 1 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 1 tháng trong Biểu nêu trên.
- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 1 tháng x số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
- Khối lượng toàn bộ là: Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông ghi trên giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện.
Đối tượng phải nộp phí sử dụng đường bộ
Trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 90/2023, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).