Sau giao thừa, người dân TP.HCM tấp nập đi lễ chùa

Sau giao thừa, người dân TP.HCM tấp nập đi lễ chùa

(PLO)- Sau giao thừa Tết Giáp Thìn 2024, người dân TP.HCM tấp nập đi lễ chùa cầu bình an, may mắn.

Những ngày đầu năm mới, người Việt có thói quen tìm về đền, chùa để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Video: Sau giao thừa, người dân TP.HCM tấp nập đi lễ chùa

Vào khoảng 1 giờ sáng, ngày 10-2 (mùng 1 Tết), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP.HCM) tấp nập người dân đi lễ chùa đầu năm.

đi lễ chùa
đi lễ chùa
Người dân đi lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm.
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Đi lễ chùa đầu năm mới là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Anh Vũ Quang Tuấn (quận Bình Tân) cho biết cứ sau giao thừa, anh và gia đình đều đến chùa Vĩnh Nghiêm cầu bình an, may mắn. Đây là dịp để anh và người thân tìm về sự bình yên, định hướng những việc cần làm cho năm mới.
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Ai ai cũng thành tâm cầu khấn xin cho bản thân và gia đình năm mới mạnh khỏe, an lành, gặp nhiều may mắn
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Người dân ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng trong những giờ phút đầu tiên của ngày đầu năm mới Giáp Thìn
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Chị Nguyễn Hoài Bảo Châu (quận 5, TP.HCM) chia sẻ đây là năm đầu tiên đến chùa Vĩnh Nghiêm. Đối với các bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới mà còn là dịp thưởng cảnh, lưu giữ truyền thống văn hóa cổ truyền Việt Nam.

“Tôi cảm thấy vui vì các bạn trẻ ngày càng đi lễ chùa đông hơn, đây là nét đẹp văn hóa phải giữ gìn và phát huy. Đi chùa giúp tâm an yên và học điều tốt. Ngoài ra có thời gian và không gian để chiêm nghiệm về bản thân”- chị Châu nói.

Ngoài thắp hương lễ Phật, nhiều người dân xếp hàng chờ đợi được gõ chuông trong thời khắc năm mới. Tiếng chuông thể hiện sự giao thoa giữa trời và đất, đồng thời là lời cầu nguyện an lành, thuận lợi.

Trong kinh điển Phật giáo, tiếng chuông chùa còn có ý nghĩa thức tỉnh bản giác của con người, đó là tính thiện, từ bi hỷ xả, là cái vô ngã, đức vị tha.

sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Người dân xếp hàng chờ tới lượt gõ chuông.
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
sau-dem-giao-thua-nguoi-dan-tp-hcm-tap-nap-di-le-chua.jpg
Tiếng chuông vang xa, hòa trong không khí Tết cổ truyền.

Đọc thêm