Số lượng bài báo khoa học tăng mạnh, giáo sư phải dùng AI để hỗ trợ việc đọc

(PLO)- Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ rất lớn trong nghiên cứu, thậm chí giúp đọc hồ sơ ứng viên của các bài báo khoa học nhanh hơn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng ngày 8-1, Hội thảo các hệ thống AI ứng dụng trong giáo dục và y tế do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức thu hút sự tham gia của những nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, giáo dục, y tế trong và ngoài nước.

Một chia sẻ đáng chú ý tại đây đến từ GS.TS Đỗ Phúc (Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM) bàn về ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong viết bài báo khoa học.

Theo GS.TS Đỗ Phúc, từ khi có AI, số lượng bài báo khoa học tăng mạnh, tạo ra thách thức lớn về trí tuệ và thời gian trong việc xử lý khối lượng hồ sơ đồ sộ hàng năm để xét duyệt chức danh khoa học. Do đó, ông đã nghiên cứu ứng dụng AI NLP và biểu diễn trực quan để hỗ trợ công tác đọc hồ sơ ứng viên, giảm khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ ứng viên.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo bài báo khoa học
GS.TS Đỗ Phúc chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: P.ANH

GS.TS Phúc cho biết ứng dụng AI NLP là kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên được hỗ trợ bởi AI và các mô hình ngôn ngữ lớn như GPT 3.5 và 4.0.

Ứng dụng này thực hiện các tác vụ như trích xuất từ ​​khóa để hiểu nhanh các chủ đề tài liệu, trích xuất tên tác giả nước ngoài trong các ấn phẩm để hỗ trợ đánh giá việc cộng tác quốc tế, tóm tắt văn bản để tạo điều kiện đọc tài liệu nhanh hơn và phân cụm các văn bản để so sánh sự tương đồng và xác định các bài viết có nội dung trùng lặp…

Bên cạnh đó, ông sử dụng các công cụ biểu diễn trực quan các kết quả phân tích nhiều hồ sơ ứng viên để thể hiện các kết quả của ứng viên.

Theo GS.TS Phúc, ông đã áp dụng phần mềm này để xử lý thực tế hồ sơ ứng viên từ năm 2024 và đã góp phần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ ban đầu.

bai-bao-khoa-hoc-tri-tue-nhan-tao (1).jpg
Học viên đặt câu hỏi cho các diễn giả về vấn đề AI.

Hay như theo chia sẻ của một nhóm tác giả đến từ nhiều trường ĐH ở Việt Nam, trước nhiều khó khăn về tinh thần, sinh hoạt và công việc của những người khiếm thị, nhóm nghiên cứu đã xây dựng phần mềm VnBEyes để hỗ trợ họ.

Phần mềm VnBEyes là một ứng dụng được xây dựng với các chức năng như đọc nội dung tài liệu giấy thông qua công nghệ OCR và Text-to-Speech, số hóa và tìm kiếm học liệu, nhận dạng mệnh giá tiền Việt Nam. Ứng dụng này không chỉ giúp người khiếm thị tiếp cận học liệu và thực hiện các hoạt động thường nhật dễ dàng hơn, thậm chí hỗ trợ người dùng đọc văn bản qua ba giọng Bắc, Trung, Nam.

Ngoài ra, tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã thẳng thắn nêu lên những thách thức thực tiễn mà giáo dục và y tế đang đối mặt khi có sự phát triển của AI. Đồng thời, các chuyên gia đã nêu lên những giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng của AI, nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến khích tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên, người học.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm