Ở Svay Pak, một trung tâm buôn bán tình dục trẻ em nổi tiếng ở Phnom Penh (Cambodia), Sorvino gặp Kieu (lúc đó khoảng 14 tuổi). Kieu được cứu thoát khỏi nạn buôn bán tình dục bởi Missions Agape International (AIM), một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ các trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị buôn bán.
Theo CNN, khi Kieu 12 tuổi, mẹ của cô ấy đã hỏi cho cô một công việc. Nhưng không giống bất kỳ công việc nào khác, lần đầu tiên Kiều được một bác sĩ kiểm tra và nhận được một thứ gọi là “giấy chứng nhận trinh tiết”. Sau đó, cô được đưa tới khách sạn, nơi một người đàn ông Khmer (khoảng hơn 50 tuổi và đã có 3 đứa con) cưỡng hiếp cô trong suốt hai ngày.
Kieu chia sẻ thêm trên tạp chí của Campuchia: “Giá đặt trước cho trinh tiết của cô là 1.500 USD, nhưng cuối cùng cô chỉ nhận được 1.000 USD, trong đó cô phải đưa 400 USD cho người phụ nữ với vai trò môi giới”.
Mẹ của cô đã dùng số tiền này để trả bớt nợ nần và mua thức ăn cho gia đình, đây được xem là nguồn thu nhập chính của họ.
Cô bé Kieu trong bộ phim tài liệu của CNN tại Cambodia
Sau khi mất đi trinh tiết, mẹ của Kieu tiếp tục gửi cô đến một nhà chứa, nơi mà “Chúng tôi bị canh giữ như ở trong tù”, cô cho biết. Tại đây, trung bình mỗi ngày cô bị cưỡng hiếp bởi ba đến sáu người đàn ông.
Sau khi trở về, mẹ cô lại gửi cô đến hai nhà chứa khác, trong đó có một nơi cách biên giới Thái Lan 400 km.
Khi biết mẹ mình sắp bán mình một lần nữa và lần này đến sáu tháng, cô quyết định trốn khỏi nhà.
Câu chuyện của Kieu là một câu chuyện khá phổ biến ở Svay Pak và Kieu là cô gái có câu chuyện cuộc đời được kể lại trong bộ phim tài liệu của dự án Tự do CNN, bộ phim giành giải “Phim tài liệu xuất sắc” của Liên minh phụ nữ Media Foundation và giải Gracie Allen.
Sorvino cho biết, bộ phim giúp nâng cao nhận thức về buôn bán tình dục ở Campuchia và Svay Pak, gây quỹ cho AIM để xây dựng trường học, mang lại hy vọng cho hơn 1.000 trẻ em trong khu vực.
Kieu đề xuất rằng “phải xử lí những người có nhu cầu mua dâm trẻ em” vì “nếu không có bọn họ, lũ trẻ con sẽ không bị bán đi”.