Tái hiện cuộc đời Huyền Trân công chúa

Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, để thắt chặt tình đoàn kết giữa hai dân tộc Đại Việt và Chăm Pa, công chúa Huyền Trân đã về làm dâu xứ Chiêm Thành, mang về vùng đất châu Ô - Lý (tức vùng đất Thừa Thiên-Huế - Phú Xuân) ngày nay.

Lễ hội thể hiện văn hóa tâm linh gắn liền với đời sống của con người Huế, vùng đất Huế.

 

Phần tái hiện cảnh rước công chúa Huyền Trân.

Lễ hội chính được diễn ra trong hai ngày là mùng 8 và 9 âm lịch.

Ngoài ra, để nhân dân và du khách có điều kiện dâng hương tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, ban tổ chức sẽ kéo dài thời gian lễ hội đến hết ngày 12-2 (16 tháng Giêng âm lịch). 

Tái hiện cảnh công chúa Huyền Trân quy y cửa Phật.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban tổ chức lễ hội, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao mở mang bờ cõi của công chúa Huyền Trân. “Lễ hội đền Huyền Trân được tổ chức theo đúng phong tục truyền thống, trước là để cáo với các bậc tiền nhân, sau là cầu mong cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc” -  ông Phan Tiến Dũng phát biểu tại lễ hội.

Sau chương trình nghệ thuật về sử thi của công chúa Huyền Trân, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, tiến hành đánh trống khai hội.

Lễ hội đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, bà con tăng ni Phật tử, các chức sắc tôn giáo và du khách gần xa đến bày tỏ lòng thành kính với bậc tiền nhân đã có công lớn đối với dân tộc.

Nhiều chương trình văn hóa, thể thao được diễn ra tại lễ hội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm