Những lỗi thường gặp nhất khi đánh răng khiến răng bị hư hại, và cách khắc phục những thói quen xấu này là:
Không chải răng đủ thời gian
Gần như mọi người đều không dành đủ thời gian để chải răng. Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng nên chải răng trong 2-3 phút, nhưng hiếm người làm được.
Lần tới, bạn nên xem đồng hồ để xem thời gian chải răng của mình. Nếu bạn đánh răng trước khi ngủ, bạn thường chỉ chải răng trên dưới 1 phút. Bạn nên đem đồng hồ quả quýt hoặc đồng hồ đếm phút vào phòng tắm, định thời gian trước khi đánh răng. Hoặc bạn cũng có thể dùng bàn chải điện tử có canh chỉnh thời gian 2 phút.
Không nhìn cách đánh răng
Bạn nên nhìn vào gương khi đang đánh răng, xem bàn chải đang thực sự ở đâu. Rất dễ dàng bỏ qua khu vực gần nướu răng rất quan trọng. Đó là nơi mảng bám, cao răng và vi khuẩn có thể tạo thành, khiến nướu răng bị sưng viêm. Cũng nên để ý khi đánh răng trong cùng, nếu bàn chải đụng vào má trước khi chải đến răng trong cùng, bạn có thể hoàn toàn không chải được răng này.
Để ý đến quá trình đánh răng sẽ tăng khả năng bạn nhận thấy được điều gì đó bất thường, ví dụ như những mảnh răng bị vỡ, rạn, hoặc các khu vực mà răng trên và dưới mòn khớp nhau. Răng bị mòn có thể là dấu hiệu của bệnh răng miệng, hoặc do nghiến răng trong lúc ngủ. Chú ý điều bất thường sớm giúp bạn chữa trị sớm để giữ được răng lâu hơn.
Kỹ thuật đánh răng sai
Men răng được tạo thành từ những thanh ngang như thủy tinh dính liền chặt tỏa ngang mặt răng. Khi bạn đánh răng theo chiều ngang, kết cấu này có thể bị phá vỡ, khiến răng yếu và dễ vỡ hơn. Bạn nên chải răng theo chiều dọc. Cầm bàn chải theo góc 45 độ với bề mặt răng và chải theo vòng tròn. Tập trung vào từng cụm răng một, rồi chuyển sang nhóm khác, từ bên này sang bên kia, từ trên xuống dưới, trước ra sau.
Bạn có thể chải bề mặt nhai của răng theo chiều dọc. Sau khi chải xong, chải nhẹ nướu răng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn.
Chải răng quá mạnh
Đánh răng quá mạnh có thể làm vỡ men răng. Và nếu bạn có thói quen nghiến răng, men răng càng dễ vỡ hơn. Thói quen này đi liền với sự chải răng mạnh tay khiến nấc gần nướu bị tổn thương. Nếu việc này tiếp tục trong thời gian dài, vết vỡ có thể đào sâu vào bên trong ngà răng và các chất xương bao phủ chân răng. Đánh răng mạnh cũng làm tổn thương nướu.
Dùng sai bàn chải
Bạn nên mua bàn chải mềm hoặc cực mềm để giảm thiểu tác hại. Tuy nhiên, ngay cả những bàn chải mềm cũng có thể gây ra trầy xước nếu sử dụng không đúng cách. Các bàn chải điện giúp bạn đánh răng lâu hơn và đúng chỗ hơn.
Nếu nha sĩ khuyên bạn dùng bàn chải đặc biệt khi bạn trồng răng hoặc làm mão răng, bạn nên dùng nó theo đúng chỉ dẫn để không làm tổn thương nướu.
Bàn chải cũng có thể là ổ vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn liên cầu và tụ cầu. Bạn nên thay bàn chải mỗi 3 tháng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải đã hỏng. Nếu lông bàn chải cũ hỏng và bị tước ra ở đầu, vi khuẩn sẽ tập trung trong đó. Để giảm thiểu vi khuẩn, nên nhúng bàn chải vào nước nóng mỗi ngày sau khi dùng.
Dùng kem đánh răng sai
Không dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa làm sạch răng ở những nơi bàn chải không chạm đến được. Chỉ nha khoa thường dùng để chải kẽ răng, vi khuẩn thường kẹt ở đây, được nuôi bằng đường từ thức ăn, tạo nên chất làm xói mòn men răng và ăn sâu vào ngà răng, dẫn đến sâu răng. Chỉ nha khoa là cách tốt nhất để tránh nguy cơ ấy.
Bạn lấy 1 đoạn chỉ chừng 30cm, quấn 2 đầu quanh ngón giữa của 2 bàn tay. Dùng ngón trỏ và ngón cái chỉnh chỉ vào kẽ răng, không đưa qua lại hoặc ấn quá mạnh làm thương nướu. Quấn chỉ quanh 1 chiếc răng và đưa lên xuống để làm sạch mảng bám. Làm tương tự với mỗi răng.
Không súc miệng sau khi đánh răng