TAND TP.HCM: Tống đạt điện tử đảm bảo về bảo mật thông tin

(PLO)- Việc tống đạt điện tử giúp tiết kiệm thời gian, công sức của tòa án, người dân và phương thức xác thực thông qua mã OTP đảm bảo về bảo mật thông tin.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 2-11, TAND TP.HCM tổ chức tọa đàm cơ sở khoa học pháp lý về tống đạt bằng phương thức điện tử tại TAND TP.HCM.

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Thùy Dung (Phó chánh án TAND TP.HCM) cho biết TAND TP.HCM là đơn vị giải quyết lượng án lớn nhất cả nước. Việc thực hiện thủ tục tống đạt theo TTHC và TTDS cho đương sự rất phức tạp, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, tốn kém chi phí... Nhất là giai đoạn dịch COVID-19, việc thư ký tống đạt trực tiếp rất khó khăn.

nguyễn thị thùy dung.jpg
Bà Nguyễn Thị Thùy Dung (Phó chánh án TAND TP.HCM) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: YC

Vì vậy, TAND TP.HCM đã xây dựng đề án tống đạt điện tử. Và từ ngày 1-6-2023, TAND TP.HCM đã thực hiện gần 500 lượt tống đạt đối với án dân sự và hành chính và nhận được phản hồi tích cực từ người khởi kiện, đương sự, luật sư...

Việc tống đạt điện tử giúp đỡ tốn thời gian công sức của tòa án, của người dân. Hiện tại, TAND TP.HCM đang xin TAND Tối cao về tính pháp lý khi thực hiện tống đạt. Ví dụ như việc tống đạt thành công, hợp lệ bằng phương thức này hai lần rồi mà đương sự không có mặt thì có được xem là căn cứ để giải quyết tiếp vụ án hay không?

Theo bà Dung, buổi tọa đàm là một bước đánh giá tính khả thi của đề án này để TAND TP.HCM báo cáo TAND Tối cao.

Theo báo cáo, cơ sở về khoa học máy tính, phương thức xác thực thông qua mã OTP được áp dụng tại tòa án TP đảm bảo đầy đủ các nguyên lý cơ bản của vấn đề bảo mật thông tin.

Về tính bí mật, nguyên lý đầu tiên của lý thuyết bảo mật là phải đảm bảo tính bí mật và tính riêng tư của quá trình truyền tin. Trước hết, cá nhân, tổ chức muốn được tống đạt bằng phương tiện tống đạt thì phải đăng ký số điện thoại và địa chỉ hộp thư điện tử.

Người nhận tin nhắn về việc tống đạt văn bản bắt buộc phải nhập mã OTP vào trang thông tin điện tử của tòa án TP thì mới có thể xem được toàn văn nội dung văn bản tố tụng được tống đạt. Như vậy, phương thức xác thực này sẽ đảm bảo được tính bí mật về nội dung văn bản tố tụng.

Để đảm bảo tính toàn vẹn nội dung thông tin, văn bản tố tụng sẽ được lưu trong máy chủ thuộc quyền giám sát của tòa án TP, người nhận văn bản hoặc người thứ ba không thể chỉnh sửa được thông tin này.

Về tính xác thực, người yêu cầu được tống đạt bằng văn bản tố tụng đã đăng ký về số điện thoại và địa chỉ hộp thư điện tử cho tòa án TP. Vì vậy, toàn bộ tin nhắn có chứa mã OTP sẽ gửi vào số điện thoại và địa chỉ hộp thư điện tử. Khi nhận nhập mã OTP, hệ thống phần mềm mới xác thực là việc tống đạt thành công.

quang cảnh.jpg
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: YC

Về tính không thể chối bỏ, nguyên lý này yêu cầu người nhận không được phủ nhận rằng mình không nhận được văn bản. Người gửi cũng không được phủ nhận là mình không gửi văn bản.

Về phía người gửi, tòa án TP đã đăng ký hộp thư điện tử công vụ cho từng thẩm phán, thư ký. Hộp thư điện tử là cơ sở để cấp tài khoản người dùng và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống phần mềm tống đạt điện tử. Vì vậy, người gửi văn bản không thể phủ nhận đã gửi văn bản.

Về phía người nhận, tòa án TP yêu cầu phải đăng ký bằng số điện thoại chính chủ. Nếu người nhận văn bản có khiếu nại hoặc cho rằng không nhận được văn bản tố tụng thì có thể kiểm tra ngay trong lịch sử truy cập trong hệ thống phần mềm, kiểm tra mã thiết bị đăng nhập và kiểm tra số điện thoại di động gắn liền với căn cước công dân của họ...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm