Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản (BĐS) trong tháng 10 vừa qua đạt khoảng 1.400 tỉ đồng, tăng gấp hai lần so với tháng 8, 9.
Đáng nói, thuế thu nhập cá nhân từ BĐS cũng tăng đột biến trong tháng 10. Các con số này cho thấy tín hiệu rất lạc quan về sự phục hồi của thị trường sau thời gian giãn cách xã hội kéo dài bì dịch bệnh.
Mặc dù lĩnh vực BĐS vẫn được phép hoạt động có điều kiện trong thời gian giãn cách xã hội song việc đi lại hạn chế đã khiến các giao dịch thật sụt giảm đáng kể.
Người dân tìm về các tỉnh lẻ săn đất. Ảnh chụp tại Bà Rịa-Vũng Tàu
Người dân chủ yếu tham khảo thông tin, tìm hiểu thị trường chứ chưa thật sự xuống tiền đầu tư.
Do đó, ngay khi việc đi lại được nới lỏng, các sản phẩm được nghiên cứu từ trước nhanh chóng được người mua đặt vấn đề giao dịch.
Thị trường được đánh giá là nóng lên khá nhanh ở các địa phương như Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu… Đây là một phần lý do đẩy số thuế liên quan lĩnh vực này tăng vọt.
Số giao dịch nhà đất trên không hoàn toàn xuất phát từ các dự án trong khu đô thị mà còn nhiều nguồn khác như giao dịch riêng trong dân, giao dịch đất riêng lẻ ở các tỉnh chứ không chỉ tập trung ở đô thị.
Theo diễn biến hằng năm, quý IV sẽ là thời điểm bận rộn của thị trường BĐS. Năm nay, nhiều dự án mới phải dời ngày xuất hàng liên tục nên hứa hẹn thời gian cuối năm nguồn cung mới sẽ được bổ sung dồi dào.
Các chuyên gia dự báo giao dịch cuối năm sẽ sôi động hơn nhưng không đạt được cực đỉnh như những năm trước. Do kinh tế vẫn còn khó khăn nên giá bán BĐS sẽ không có hiện tượng tăng đột biến.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có đề xuất các giao dịch BĐS phải thực hiện qua ngân hàng. Điều này nhằm đảm bảo mọi giao dịch đều minh bạch, đồng thời cũng ràng buộc các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước. Đây là việc làm cần thiết để thị trường BĐS phát triển bền vững.