Tháp Kinh luân ở Lâm Đồng được công nhận kỷ lục Guinness

(PLO)- Đại bảo tháp Kinh luân lớn nhất thế giới mang theo biểu tượng của tình hữu nghị, hòa bình, văn hóa ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 12-3, Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới đã trao chứng nhận Kỷ lục Guinness World Records cho Đại Bảo tháp Kinh luân “Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek” Samten Hills ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Bà Sonia Ushirogochid - đại diện Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới trao chứng nhận cho đại diện Samten Hills Dalat

Bà Sonia Ushirogochid - đại diện Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới trao chứng nhận cho đại diện Samten Hills Dalat

“Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek” có nghĩa là bánh xe cầu nguyện giúp giải thoát mọi chúng sinh khỏi khổ đau luân hồi nếu như họ nhất tâm cầu nguyện và thực hành đúng đắn.

Đại bảo tháp được làm bằng đồng tinh khiết, dát vàng 24K với trọng lượng 200 tấn, chiều cao 37,22m, đường kính 16,53m, đã xác lập kỷ lục thế giới - Guinness World Record vào cuối năm 2022 và trở thành Đại bảo tháp kinh luân lớn nhất thế giới.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Sự kiện lịch này góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh của Đại bảo tháp Kinh luân trong quần thể văn hóa tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat, đưa hình ảnh của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam lan tỏa mạnh mẽ ra thế giới.

Đây cũng là biểu tượng của tình hữu nghị, hòa bình, văn hóa ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới.

Đại bảo tháp kinh luận trong Samten Hills Dalat

Đại bảo tháp kinh luận trong Samten Hills Dalat

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phát biểu: "Trong các nguồn lực của tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, có nguồn lực rất quan trọng của các giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần của Phật giáo, nhất là nguồn lực thu hút và lan tỏa của Phật giáo đối với du lịch văn hóa tâm linh, góp phần phát huy sức mạnh mềm của Phật giáo trong giáo dục đạo đức, nhân cách và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, nhân văn, chân - thiện - mỹ”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm