Thầy giáo hơn 8 năm 'cho chữ' ngày Tết, nhiều người xin câu đối đỏ cầu may

Thầy giáo hơn 8 năm 'cho chữ' ngày Tết, nhiều người xin câu đối đỏ cầu may

(PLO)- Cứ độ đầu tháng chạp, anh Phạm Triết (quận Bình Tân, TP.HCM) lại bày giấy mực, nắn nót từng nét viết câu đối đỏ, cầu may mắn cho người đến xin chữ.

Anh Triết vốn là giáo viên mỹ thuật tại một trường THCS trên địa bàn quận 5, viết câu đối chỉ là nghề tay trái vào mỗi dịp Tết.

Kể về cơ duyên đến với nghệ thuật này, anh Triết nghĩ về ngày bé theo mẹ đi chùa, thấy ông đồ ngồi viết chữ ở góc sân, ấn tượng nét bút múa lượn bay bổng, anh chăm chú theo dõi và từ đó dần nuôi ước mơ trở thành ông đồ mai sau.

câu đối đỏ
1.10.JPG
Khi này lớn lên, anh theo các thầy học chữ và đến với duyên viết câu đối đỏ bằng lối thư pháp chữ Việt.
Video: Thầy giáo 9x hơn 8 năm giữ hồn câu đối đỏ
2 -cau-doi-do.JPG
Câu đối đỏ không chỉ là hương vị của năm mới mà còn là một nét đẹp văn hoá lưu truyền bao đời qua, chất chứa những lời cầu mong về một năm sum vầy, may mắn và bình an.
3 -cau-doi-do.jpg
Hơn 8 năm cầm bút, anh Triết xem nghề vừa là thú vui vừa là trách nhiệm phải cố gắng giữ gìn mỹ tục xưa.
4 -cau-doi-do.JPG
Cứ độ tết đến xuân về, đôi tay anh lại lả lướt thảo từng lời hay ý đẹp cho người đến xin chữ.
5 -cau-doi-do.JPG
Anh Triết cho biết: “Viết câu đối đỏ ngày Tết không chỉ giúp mình kiếm thêm thu nhập mà hơn hết còn là cách để mình cảm nhận rõ không khí ngày Tết. Mỗi ngày được gặp gỡ, trao đổi với nhiều người bỗng thấy lòng rộn ràng hơn.”
6 -cau-doi-do.JPG
“Để chữ được tròn trịa, sắc sảo, người viết phải tập trung, tỉ mỉ trong từng nét bút ”, anh Triết cho biết thêm.
1.1 2.JPG
Nhiều người quan niệm rằng viết câu đối đỏ không chỉ yêu cầu chữ phải đẹp mà nét còn phải có hồn, tâm người viết phải tươi sáng thì lời cầu may gửi gắm mới dễ thành hiện thực.
8 -cau-doi-do.JPG
Vì là công việc ngẫu hứng nên anh không cố định một chỗ để viết chữ, lúc ở một nẻo đường nào đó, lúc lại nắn nót từng nét tại gia, lúc lại giao lưu ở các trường học, công ty…
11 -cau-doi-do.JPG
9 -cau-doi-do.JPG
Hiện tại còn gần 1 tháng mới đến Tết Nguyên đán 2024, thế nhưng anh Phạm Triết đã nhận được rất nhiều đơn xin chữ của khách.
1.2 2.JPG
Trên nền giấy rực rỡ tô điểm nét chữ vàng óng ánh, câu đối đỏ không chỉ trang hoàng cho không gian thêm màu sắc mà còn cầu mong những điều may mắn, thịnh vượng sẽ đến trong năm mới.
10 -cau-doi-do.jpg
Một số cặp câu đối được nhiều người chuộng xin trong năm mới như “Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc- Đời vui sức khoẻ Tết an khang”, “Tết đến gia đình vui sum họp- Xuân về con cháu hưởng bình an”, “Trời thêm tuổi mới người thêm thọ- Xuân khắp dương gian phúc khắp nhà”,…
12 -cau-doi-do.JPG
Anh Dương Rạch Sanh (ngụ Quận 5) cho biết: “Viết câu đối bằng chữ Hán rất phổ biến tại khu Chợ Lớn- Quận 5, riêng với cách viết bằng chữ Việt như Triết thì rất hiếm”.
13 -cau-doi-do.JPG
“Nét chữ của Triết không chỉ nghệ thuật mà còn rất dễ đọc, đường nét sắc sảo”, anh Sanh chia sẻ.
12.1 -cau-doi-do.JPG
Không chỉ viết chữ trên liễn giấy, liễn lụa mà anh còn thể hiện cả trên bao lì xì. Thông thường khách sẽ yêu cầu viết tên người nhận hoặc lời chúc tốt đẹp lên bao đỏ để gửi tặng.
14 -cau-doi-do.JPG
Ghé đến anh Triết để xin chữ ngày Tết, anh Dương Chí Cường (quận 11) cho biết: “Mình vừa xin chữ "cát tường" từ Triết với mong ước một năm sẽ luôn bình an, hạnh phúc. Cách trình bày trên bao lì xì của Triết rất cuốn hút, đẹp mắt”.

Đọc thêm