Thêm 3 tổ chức được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Theo đó, NHNN vừa cấp giấy phép cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ mạng lưới Thông minh (Smart Net), Công ty TNHH Endenred Việt Nam (Endenred) và Công ty Cổ phần Paytech.  

Cũng theo cơ quan này tính đến ngày 12-2, số tổ chức không phải ngân hàng được cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 29 tổ chức. Trước đó, năm 2018, NHNN cũng đã cấp phép cho 2 đơn vị và rút giấy phép của 1 tổ chức (Công ty CNC có liên quan đến vụ án đánh bạc ngàn tỉ).

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ mạng lưới Thông minh (Smart Net) cung cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm, giới thiệu, tư vấn sản phẩm tín dụng cho vay tiêu dùng cá nhân và bảo hiểm.

Công ty TNHH Edenred Việt Nam (Edenred) thành lập đầu năm 2015, có vốn điều lệ 50 tỉ đồng, do một công ty đặt trụ sở tại Singapore sở hữu 95%.

Công ty cổ phần PAYTECH được thành lập năm 2016 có vốn điều lệ 50 tỉ đồng, do ba cổ đông sáng lập là Công ty cổ phần Dịch vụ truyền thông Vietnamnet Icom, Ngô Minh Thắng và Ngô Đặng Tuấn. Đến cuối năm 2017, sở hữu của nhóm cổ đông sáng lập giảm xuống còn 50%.

Ảnh minh họa

Trong vòng 3 năm nay có hàng chục thương vụ thâu tóm lớn của các tập đoàn nước ngoài đối với các tổ chức trung gian thanh toán phi ngân hàng tại Việt Nam.

Đơn cử như tại VNPT EPAY, ngoài phần vốn do Tập đoàn VNPT sở hữu, 65% vốn thuộc về hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%). Công ty Credit China Fintech Holdings Limited - Hồng Kông sở hữu 51% vốn của Amigo Technologies. Ngoài ra, còn có các tên tuổi khác như Payoo, Ngân lượng, 1Pay cũng lần lượt bị các tập đoàn nước ngoài thâu tóm.

Xét về khía cạnh tích cực thì việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trung gian thanh toán ở Việt Nam trong thời gian qua đã giúp thị trường này phát triển, giúp hệ thống ngân hàng có thêm cánh tay nối dài để tiếp cận và cung cấp các dịch vụ thanh toán mới cho khách hàng.

Tuy nhiên, thanh toán cũng là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh tiền tệ nếu không kiểm soát được. Do đó, nhà điều hành cần đưa ra một khung pháp lý phù hợp, trong đó có vấn đề đưa ra room sở hữu cho vốn ngoại để quản lý thị trường tốt hơn. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lãi suất từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Lãi suất từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

(PLO)- Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.

Cho vay ngang hàng: Lãi suất bao nhiêu là hợp lý?

Cho vay ngang hàng: Lãi suất bao nhiêu là hợp lý?

(PLO)- Chính phủ đã chính thức cho phép thử nghiệm có kiểm soát hoạt động cho vay ngang hàng trong lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên lãi suất thế nào là hợp lý, rồi cơ chế bảo vệ tài sản cho người cho vay như thế nào là điều cần phải tính đến

VietinBank iPay Mobile vươn tầm đỉnh cao: Top 10 Sao Khuê 2025 - 8 năm liên tiếp chinh phục giải thưởng uy tín

VietinBank iPay Mobile vươn tầm đỉnh cao: Top 10 Sao Khuê 2025 - 8 năm liên tiếp chinh phục giải thưởng uy tín

(PLO)- Vừa qua, tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã xuất sắc vượt qua 337 đề cử để ghi danh vào Top 10 Sao Khuê 2025.