Từ vụ bà Phương Hằng: Cần thêm quy định dành cho mạng xã hội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Qua sự việc livestream công kích của bà Nguyễn Phương Hằng cho thấy nhiều người đang có những ngộ nhận về quyền tự do ngôn luận và hành vi lạm dụng quyền này để xâm phạm quyền lợi của cá nhân, tổ chức.

Để làm rõ đâu là ranh giới giữa quyền tự do ngôn luận và lợi dụng quyền này để vi phạm pháp luật, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Bạch Thị Nhã Nam, thạc sĩ luật, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM.

. Phóng viên: Thưa bà, quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo hộ (kể cả trên không gian mạng) như thế nào?

Thạc sĩ Bạch Thị Nhã Nam, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM.

+ ThS Bạch Thị Nhã Nam: Tự do ngôn luận, tự do biểu đạt là một trong những quyền cơ bản của con người và ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại.

Tại Việt Nam, Điều 25 Hiến pháp 2013 đã quy định về quyền tự do ngôn luận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Tuy nhiên, bên cạnh quy định về quyền tự do ngôn luận, pháp luật cũng bảo đảm “… quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình” (Điều 21 Hiến pháp 2013).

Như vậy, quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trên ba khía cạnh: Tự do tìm kiếm thông tin, tự do tiếp nhận thông tin và tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong bối cảnh của Internet - nổi lên là mạng xã hội - phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, các cá nhân sử dụng mạng xã hội hay không gian mạng nói chung phải tuân thủ quy định chung của Luật An ninh mạng.

Tại Điều 8 Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm như: Thông tin sai sự thật; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội… Như vậy, mọi hành vi tự do ngôn luận nhưng vi phạm điều cấm của pháp luật đều không được pháp luật bảo hộ, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Tóm lại, mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, bàn luận về các vấn đề trong xã hội nhưng phải đảm bảo không xâm hại đến các quyền khác được pháp luật bảo vệ; không vi phạm điều cấm được quy định trong các văn bản pháp luật như Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, BLHS 2015 và một số văn bản pháp luật khác.

. Đâu là ranh giới giữa tự do ngôn luận và lợi dụng quyền này để xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức?

+ Giới hạn của tự do ngôn luận thường xây dựng dựa trên “nguyên tắc gây hại” và “nguyên tắc xúc phạm”. Nói một cách đơn giản, không ai được tự do ngôn luận để phỉ báng, vu khống, nói lời tục tĩu, phát ngôn gây thù hằn, lan truyền tin giả nhằm gây hoang mang, phát ngôn kích động bạo lực hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.

Với các trường hợp sử dụng mạng xã hội để livestream, bóc phốt bừa bãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân mà không có căn cứ là các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trên không gian mạng. Những hành vi này có biểu hiện lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân và phải bị trừng phạt bởi các công cụ pháp lý.

. Để ngăn chặn livestream bẩn trên mạng xã hội, theo bà thì chúng ta cần phải làm gì?

+ Khi Internet và các mạng xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng, mọi người đều có thể bị xúc phạm, tấn công trên mạng xã hội mà khó có cơ hội đòi lại danh dự và công bằng.

Lực lượng công an phong tỏa lối vào nhà bà Nguyễn Phương Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Để đảm bảo làm trong sạch môi trường không gian mạng, đồng thời răn đe những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ TT&TT và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động diễn ra trên không gian mạng, nhanh chóng, kịp thời xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền được giao.

Ngoài ra, nước ta nên ban hành các quy định cho các nhà cung cấp nền tảng truyền thông xã hội trực tuyến ví dụ như ở Anh, hay Úc ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên truyền thông xã hội và bình luận trực tuyến... những quy định này nhằm thiết lập nghĩa vụ cho các nhà cung cấp nền tảng truyền thông như Facebook, Twitter, Google tiếp cận nhanh chóng, đánh dấu và gỡ bỏ các phát ngôn phỉ báng cùng nội dung bất hợp pháp trên các nền tảng của họ.

. Xin cám ơn bà!

.....................................................

Chúng ta đã mất quá nhiều!

Tôi nhớ buổi chiều 23-3, trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt một ngày, tôi có gọi cho một đồng nghiệp, nhắc đến việc xảy ra gần nhất: Chủ tịch UBND TP.HCM bị réo tên trong livestream với những lời lẽ xấu xí.

Trước đó mấy ngày, những người mang danh “chính nghĩa”, ủng hộ Nguyễn Phương Hằng vẫn không ngừng kéo đến nhà những người từng phản đối việc làm của bà Hằng để gây chuyện, phá phách, đánh người.

“Nếu cứ đà này, đến lúc anh em mình nhận làm thằng hèn thôi, để ai muốn chửi bới mình cũng được, ai muốn làm gì mình cũng được, Vũ ạ!” - người bạn nói một câu trong vẻ chán nản tận cùng.

Tôi chỉ biết nói với anh: Thôi cứ chờ đợi, pháp luật sẽ không có vùng cấm.

Tôi là người phản đối hành vi của Nguyễn Phương Hằng hơn một năm trước, khi bà bắt đầu đắc thắng như một “người hùng cõi mạng”, chửi mắng sa sả những ai có trong “kịch bản chửi bới” của bà.

Tất nhiên, bà đội ngũ htrtruyn thông ca bà đã không tha cho tôi: Cho tôi “lên sóng”, các nhân vthot YouTuber” bênh vực bà cùng đội ngũ truyn thông ca bà cho ra đời những bài vu khống, xuyên tạc bằng đủ lời lẽ bẩn thỉu. Đội ngũ fan hùng hậu tự xưng “chính nghĩa”, tấn công tôi qua Facebook, qua tin nhắn và thậm chí gọi điện thoại, nhắn tin đe dọa.

Lúc đó tôi chỉ nghĩ chân mình trót đạp vào chỗ bẩn thì rửa cho sạch. Đúng sai còn có pháp luật.

Nhưng hơn một năm thì quá dài với một hành vi xấu và vi phạm pháp luật, trước hàng triệu con người, ngày này qua ngày khác và leo thang ngày một trầm trọng.

Một năm ấy, ai cũng có thể bị làm tổn thương, làm cho tức giận, chán nản, thất vọng.

Ai cũng có thể bị réo tên để chửi, để vu khống ăn chặn, làm hại nhân dân, cướp của người nghèo: Từ các nghsĩ, người vừa qua đời, phụ nữ, trẻ em, thậm chí cả những người ngày đêm vì ssng ca đồng bào trong tâm dch như các bác sĩ.

Họ vu khống không trừ một ai: Nói người ta ăn chn, nói người ta làm gái, đẻ thuê, nói luôn một đứa trẻ là “lai tạp” nhiều cha lắm bố. Rồi họ phê phán lãnh đạo, phê phán luôn cả công tác cán bộ. Không ngừng, không nghỉ.

Họ thách thức tất cả: Văn hóa sống, nhân phẩm con người, pháp luật…

Kịch bản làm “người hùng chính nghĩa” không chỉ một mình Nguyễn Phương Hằng mà còn có đội ngũ, có nhiều người chửi cùng. Họ là những người trực tiếp ngồi bàn tròn để livestream cùng bà, cho đến những tay ăn theo trên các nền tảng mạng xã hội; đặc bit là đông đảo fan ở nhiều làng quê ngõ phố.

Một năm, bà Hằng và đám đông ấy có thể làm lệch lạc các khái niệm sống, các hành vi ứng xử; gây chia rẽ rất nhiều trong dân chúng.

Khái niệm “chính nghĩa” đẹp đẽ đã bị hiểu là mạnh ai nấy chửi, không cần chứng cứ, không cần luật pháp, miễn là bạn mạnh miệng nói người ta xấu, bạn sẽ là “chính nghĩa”.

Những tiếng nói phản biện bị tấn công bằng chửi rủa từ trực tiếp trên sóng đến đám đông fan trên mạng; kéo đến tận nhà hỏi tội, bêu tên anh em, cha mẹ, họ hàng ra và nhục mạ bằng đủ kiểu.

Xã hội vô tình trở nên đáng sợ và xấu xí, nguy hiểm. Nhiều người bỏ công bỏ việc, bỏ đúng bỏ sai, bỏ phân biệt tốt xấu đi ủng hộ, hóng hớt, tham gia “phong trào chính nghĩa”.

Hình ảnh đất nước có người dân dùng mạng xã hội kiểu đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Từng có đứa trẻ mới lớn đặt câu hỏi: “Cô Hằng không bị sao, những người nói cô Hằng bị đánh và kẻ đánh cũng chưa bị sao, vậy là cô Hằng đúng phải không?”.

Đến mức cái gì cũng có thể bị phá phách, bị bôi bẩn (cả cơ quan báo chí truyền thông của nhà nước như báo đin tVOV cũng bị đánh sập). Báo chí phân tích đúng sai, chỉ ra các ranh giới luật pháp thì bị gọi là “báo bẩn”.

Phong trào từ thiện người dân giúp nhau cũng bị bôi bẩn, nghệ sĩ kêu gọi từ thiện thì bị gọi là “nghệ sĩ bẩn”. Họ bôi bn bt chp lên tt cmi thứ, ngang nhiên hơn mt năm tri, hủy hoại bao nhiêu điều từ hữu hình đến vô hình. Đó là stàn phá vvăn hóa và đạo đức.

Chúng ta mất quá nhiều trong hơn một năm ấy!

HOÀNG NGUYÊN VŨ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm