Thủ tướng: Cần sửa nghị định xăng dầu theo hướng giảm bớt khâu trung gian

(PLO)-  Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu với tinh thần bớt khâu trung gian, giảm thủ tục trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 3-2, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2022 và tháng 1-2023, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước.

Về nhiệm vụ của ngành Công Thương năm 2023, Thủ tướng đề nghị ngành Công Thương tập trung cho 4 quy hoạch ngành được giao chủ trì gồm: Quy hoạch Điện lực quốc gia; Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng quốc gia; Quy hoạch Hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia; Quy hoạch Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023.

Đây đều là các quy hoạch ngành rất quan trọng và rất khó, nhất là Quy hoạch Điện lực quốc gia và Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng quốc gia. Cho đến nay, các quy hoạch này đã được hoàn thành và đang trong giai đoạn thẩm định để phê duyệt theo quy định.

Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai, Thủ tướng yêu cầu ngành Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để phục hồi và phát triển sản xuất với trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy cả phía cung và phía cầu. Chú trọng phát triển công nghiệp nền tảng, thúc đẩy chuyển đổi số, thực hiện chuyển dịch cơ cấu năng lượng, giảm thiểu phát thải carbon gắn với phát triển năng lượng sạch, tái tạo.

Thủ tướng yêu cầu ngành Công Thương tiếp tục bảo đảm an ninh năng lượng về cung cấp điện và xăng dầu.

Cụ thể, với xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu (sản xuất trong nước và nhập khẩu), bảo đảm không bị thiếu hụt xăng dầu trong mọi tình huống.

“Bộ Công Thương sớm nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ với tinh thần bớt khâu trung gian, giảm thủ tục trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tăng cường kiểm tra, giám sát” - Thủ tướng yêu cầu.

Với lĩnh vực điện năng, Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong mọi điều kiện phải bảo đảm cung cấp điện an toàn cho sản xuất”.

Thủ tướng dành nhiều thời gian phân tích 5 vấn đề liên quan tới điện gồm nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện. Trong đó, nguồn điện phải sử dụng tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, trong đó có tiềm năng điện gió, điện mặt trời. Tải điện phải tránh tình trạng xây dựng nguồn ồ ạt nhưng không có tải; phân phối điện phù hợp với điều kiện đất nước và từng khu vực; sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm; giá điện phù hợp với nền kinh tế và thu nhập người dân.

Thủ tướng đánh giá giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hoà, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tránh điều hành "giật cục", cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.

Đối với thương mại, Thủ tướng yêu cầu ngành Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, các hợp tác song phương, đa phương để duy trì, mở rộng và tìm kiếm thị trường, khai thác tối đa dư địa xuất khẩu của các ngành, lĩnh vực có lợi thế và thế giới có nhu cầu. Cùng đó, đẩy mạnh sức mua trong nước, khai thác hiệu quả thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng…

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, năm 2022, vượt qua nhiều khó khăn, ngành Công Thương vẫn đạt và vượt nhiều chỉ tiêu được giao.

Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực. Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng khá, đóng góp 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2022.

Thị trường trong nước hồi phục mạnh mẽ, tăng trưởng cao, vượt 2,7 lần so với kế hoạch của ngành, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân. Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới, duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp. An ninh năng lượng được bảo đảm, cung cấp đủ điện, xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm