Thực phẩm giúp kiểm soát nồng độ axit uric

(PLO)- Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn những loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric.

Theo Boldsky, purine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Khi cơ thể phân hủy purine, nó sẽ tạo ra axit uric. Axit uric thường được thận lọc ra khỏi cơ thể và bài tiết qua nước tiểu.

Tuy nhiên, nồng độ axit uric cao có thể dẫn đến sự hình thành tinh thể urat, gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh gút.

Thuc-pham-co-ham-luong- purine-thap-giup-kiem-soat-nong-do-axit uric.jpg
Tiêu thụ thực phẩm ít purine thực sự có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric. Ảnh: istock.

Tiêu thụ thực phẩm ít purine thực sự có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric. Bằng cách giảm lượng thức ăn có hàm lượng purine cao, bạn có thể giảm thiểu việc sản xuất axit uric.

Nó đặc biệt có lợi cho những người có khuynh hướng mắc bệnh gút hoặc nồng độ axit uric cao.

Thực phẩm có hàm lượng purine thấp có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric. Chuyên gia dinh dưỡng cũng đã chia sẻ danh sách thực phẩm chứa ít purine.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là purine từ thực phẩm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng axit uric trong cơ thể.

Phần lớn được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất tự nhiên của cơ thể. Do đó, việc quản lý axit uric bao gồm như duy trì cân nặng, sức khỏe mạnh, cung cấp đủ nước, hoạt động thể chất thường xuyên, hạn chế uống rượu, tránh đồ uống có đường và giảm ăn thực phẩm có hàm lượng purine cao.

Dưới đây là phân loại các nhóm thực phẩm theo hàm lượng purine

Dựa vào hàm lượng purin trong các loại thực phẩm mà người ta chia thành 3 nhóm thực phẩm chính.

thuc-pham-co-ham-luong-purine-thap-giup-kiem-soat-nong-do-axit-uric-5982-1285.jpg
Các sản phẩm từ sữa thường có hàm lượng purine thấp. Ảnh: Istock.

Nhóm A (hàm lượng purin thấp khoảng 0 - 50 mg/100g thực phẩm) bao gồm:

Trái cây, rau củ: Tất cả các loại trái cây, rau ngoại trừ những loại trong nhóm B.

Các sản phẩm từ sữa: sữa, kem, sữa chua, phô mai, trứng là các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo.

Ngũ cốc: Tất cả trừ những loại thuộc nhóm B (hầu hết các loại bánh mì và bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, gạo, lúa mạch, rượu, mì ống).

Các loại kẹo, mứt; Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu ăn, mỡ lợn

Đồ uống: bao gồm cafe, trà, nước giải khát có chứa caffeine

Nhóm B (hàm lượng purin trung bình khoảng 50 - 150mg/100g thực phẩm) bao gồm

Gia cầm : vịt, gà, ngan, ngỗng...

Các loại thịt đỏ: Thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói...

Cá: ngoại trừ những loại cá thuộc nhóm C, hàu và các loại có vỏ như tôm cua...

Ngũ cốc nguyên cám: bao gồm cả bột yến mạch và gạo nâu...

Các loại đậu như đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan...

Các loại rau: bông cải xanh, cải xoăn, rau chân vịt, măng tây, quả bơ, nấm...

Nhóm C (hàm lượng purin cao khoảng 150 - 1000 mg/100g thực phẩm)

Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: gà lôi, chim cút, thỏ, thịt thú rừng, nội tạng động vật (thận, tim, gan, lá lách...) và các thực phẩm từ nội tạng động vật như (pate, xúc xích...)

Các sản phẩm thịt lên men: nem chua...

Trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá hồi...

Sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm...

https://www.ndtv.com/health/nutritionist-shares-low-purine-foods-that-can-help-manage-uric-acid-levels-4414894

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm