Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết sách về 1 trong ba át chủ bài của tình báo Việt Nam

(PLO)- Cuốn sách 'Người Thầy' viết về Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức - một trong những tấm gương kiệt xuất của ngành Tình báo Quốc phòng cũng như của Đảng và Quân đội.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 10-2, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân và một số đơn vị triển khai thực hiện các ấn phẩm sách báo và phim tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp quan trọng của ông.

Các tác phẩm nhằm góp phần phát huy truyền thống cách mạng, tri ân những cống hiến và hi sinh to lớn của các thế hệ cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, cuốn sách Người Thầy, viết về một trong những tấm gương kiệt xuất của ngành Tình báo Quốc phòng cũng như của Đảng và Quân đội đã được tác giả Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh ấp ủ thực hiện trong suốt nhiều năm qua.

Bìa cuốn sách 'Người Thầy'.

Bìa cuốn sách 'Người Thầy'.

Cuốn sách không nói nhiều về công lao của anh hùng Đặng Trần Đức (Ba Quốc), mà kể về những trăn trở, hy sinh, những khó khăn phải vượt qua, về đạo đức, tình cảm của ông, đặc biệt là tình vợ chồng, cha con, thầy trò... những bài học giúp cho thế hệ trẻ. Đặc biệt là các bạn trẻ trong quân đội, vững bước hơn trên chặng đường phía trước. Tác phẩm như một lời nhắc nhớ cho những người còn sống, về một con người như bất tử.

Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức (1922-2004), sinh tại Thanh Trì, Hà Nội, bí danh Ba Quốc, Nguyễn Văn Tá; nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng, phụ trách lực lượng tình báo phía Nam. Với những chiến công xuất sắc, ông được mệnh danh là một trong những át chủ bài của lực lượng tình báo Việt Nam.

Với 24 năm hoạt động trong hàng ngũ địch, nhà tình báo lỗi lạc đã thu được nhiều tài liệu, tin tức có giá trị của địch cho cách mạng, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, ông luôn giữ vững ý chí, phẩm chất đạo đức người cách mạng và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giai đoạn sau năm 1975, ông có những đóng góp to lớn cho ngành Tình báo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ ba át chủ bài của tình báo Việt Nam (lần lượt từ trái qua phải: Vũ Ngọc Nhạ, Đặng Trần Đức và Phạm Xuân Ẩn). Ảnh tư liệu.

Bộ ba át chủ bài của tình báo Việt Nam (lần lượt từ trái qua phải: Vũ Ngọc Nhạ, Đặng Trần Đức và Phạm Xuân Ẩn). Ảnh tư liệu.

Trong cuộc đời hoạt động tình báo đặc biệt xuất sắc và bí hiểm của ông, những người thân trong gia đình ông đã chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh. Để bảo vệ vỏ bọc cho ông hoạt động, có người đã bị chế độ ngụy quyền bắt bớ, tra tấn, đàn áp. Vợ ông – bà Phạm Thị Thanh cùng các con ở miền Bắc đã phải không ít khổ cực về vật chất và tinh thần nhưng vẫn âm thầm chịu đựng để ông yên tâm hoạt động.

Người vợ thứ hai của ông - bà Ngô Thị Xuân cùng các con ở Sài Gòn cũng hết lòng bảo bọc để ông hoàn thành nhiệm vụ khi hoạt động trong địch hậu.

Trailer giới thiệu bộ phim tài liệu về Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm