Thượng viện Mỹ đã xác nhận nghị sĩ bang Kansas, Mike Pompeo làm Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) với kết quả bỏ phiếu là 66 phiếu thuận và 32 phiếu chống.
Là Giám đốc CIA, ông Pompeo sẽ chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới tình báo toàn cầu của Mỹ, trong bối cảnh các các rủi ro an ninh đang tăng cao. Trong đó có sự đối trọng từ Nga, tham vọng hạt nhân của Triều tiên và các mối đe dọa khủng bố từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tuy nhiên, ban đầu nhiệm vụ khó nhằn nhất của ông Pompeo có thể là việc tìm cách thiết lập một mối quan hệ hiệu quả giữa CIA và tổng thống Donald Trump.
Ngày 21-1, tân tổng thống Mỹ đã đến trụ sở CIA, nhằm tạo ra một khởi đầu mới tốt đẹp với cơ quan mà ông thường không xem trọng lắm.Những gì Trump đã phát biểu tại trụ sở này vào ngày 21-1 chủ yếu là chỉ trích, tấn công Đảng dân chủ và cánh nhà báo. Ông cho rằng truyền thông đã"làm ra vẻ" ông và cộng đồng tình báo hục hặc nhau.
Thực tế, ông Trump đã bỏ hầu hết các cuộc họp giao ban tình báo hàng ngày sau khi chiến thắng bầu cử. Ông cũng đã bác bỏ kết luận của CIA về những vấn đề quan trọng, đặc biệt là các điều tra về cáo buộc Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử. Gần đây nhất, ông Trump từng cáo buộc các quan chức tình báo đã sắp đặt ra một chiến dịch như phát xít để bôi nhọ ông.
Nghị sĩ Mike Pompeo đã được Thượng viện Mỹ xác nhận là giám đốc CIA. Ảnh: WASHINGTON POST
Ông Trump cũng bày tỏ sự tin tưởng vào ông Pompeo. Vị tân giám đốc là một doanh nhân, đã từng phục vụ trong quân đội và tốt nghiệp hạng ưu tại Học viện Quân sự Mỹ ở West Point. "Các cơ quan tình báo rất cần thiết và rất quan trọng", ông Trump phát biểu tại cuộc họp báo trong tháng này. Ông chọn ra ông Pompeo, nói rằng chính quyền của ông đang "đặt vào những con người xuất chúng”.
Những phát biểu của ông Trump cho thấy đã giảm bớt phần nào sự thù địch của ông đối với CIA khi ông chỉ định giám đốc của cơ quan này. Nhưng những nhân viên CIA kỳ cựu nói rằng ông Pompeo có thể đối mặt với những thách thức cơ bản hơn. Trong đó bao gồm việc liệu ông có nghe theo Nhà Trắng, hay sẽ mạnh dạn phát biểu trong các cuộc tranh luận do Tổng thống Donald Trump chủ trì hay không. Trước đó, ông Trump từng nói ông thấy thông tin trên WikiLeaks (trang web chuyên tiết lộ thông tin mật) còn đáng tin cậy hơn so với nội dung của từ các cuộc họp tình báo.
Michael Morell, cựu Phó giám đốc CIA và là người ủng hộ bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử, hy vọng ông Pompeo sẽ đến CIA mà không mang theo định kiến gì, và sẽ đưa ra quyết định chỉ sau khi đã điều tra kỹ càng.
"Ông Pompeo có hai thách thức chính: Thuyết phục được những người hoài nghi năng lực của ông ấy và khiến cho CIA có tiếng nói tại Nhà Trắng dưới thời ông Trump", ông Morell nói. “Tôi biết ông Pompeo, ông ấy sẽ thành công ở thách thức đầu tiên. Thách thức thứ hai sẽ được trả lời trong nhiệm kỳ giám đốc của ông ấy".
Trong cuộc họp nhậm chức, ông Pompeo cam kết sẽ không nhượng bộ những chỉ thị của ông Donald Trump về việc sử dụng hình thức tra tấn đối với các nghi phạm khủng bố. Ông cũng tán thành quan điểm Nga can thiệp vào cuộc bầu cử để giúp ông Trump đắc cử.
Ông Pompeo, hiện 53 tuổi, là một dân biểu nổi bật trong Quốc hội Mỹ, ông được biết đến với những quan điểm chính trị mạnh mẽ. Ông là một nhà phê bình gay gắt bà Clinton, phản đối thoả thuận hạt nhân với Iran của chính quyền Obama. Ông cũng nói rằng ông coi việc Mỹ tấn công cơ quan ngoại giao Mỹ tại Benghazi (Libya) còn "tồi tệ hơn" hơn vụ bê bối Watergate.
Tuy nhiên sau cuộc bầu cử, ông Pompeo đã bảo đảm với các quan chức CIA và thành viên Quốc hội rằng ông đã sẵn sàng gạt bỏ những quan điểm phe phái và sẽ là một người trung gian ngay thẳng khi là giám đốc của CIA.