Ở Anh mỗi năm chỉ có khoảng 20 trường hợp tử vong do sốc phản vệ. Ở Mỹ chỉ có 20/1 triệu trường hợp tử vong do sốc phản vệ. “Ở Việt Nam, con số này thì ngược lại, bệnh nhân cứ bị sốc phản vệ là chết. Nguyên nhân là do nhân viên y tế phát hiện trễ, xử lý chậm” - TS-BS Huy nói.
Theo TS-BS Huy, sốc phản vệ 80% xảy ra sau một giờ (tiêm, truyền, bị côn trùng cắn…) và 90% xuất hiện các triệu chứng phát ban ở da, niêm mạc. BS Huy khuyến cáo khi thấy bệnh nhân có một trong ba triệu chứng ban ở da, niêm mạc; khó thở, khò khè; tụt huyết áp thì nghĩ ngay đến bệnh nhân bị sốc phản vệ và dùng thuốc chống sốc ngay. “Chậm 10 giây thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhân tăng lên 10 lần” - BS Huy nói. Trong trường hợp khẩn, bác sĩ không có mặt thì điều dưỡng cũng được phép tiêm thuốc chống sốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều dưỡng phải được học, tập huấn.
DUY TÍNH