Tiền chưa thi hành án gửi vào ngân hàng, ai sẽ hưởng lãi?

Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM vừa tổ chức giám sát tình hình thực hiện Luật Thi hành án dân sự và việc thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tại UBND TP.HCM.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì buổi làm việc, với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu và đại diện các sở ban ngành TP.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì buổi làm việc. Ảnh: CÙ HIỀN.

Tại buổi làm việc, ông Vũ Quốc Doanh, Cục trưởng Cục THADS TP.HCM nêu một số vướng mắc trong công tác THADS như việc xử lý tài sản là đất nông nghiệp thế chấp cho ngân hàng.

Theo quy định, đất nông nghiệp có thời hạn sử dụng, khi hết hạn thì người sử dụng phải làm đơn gia hạn quyền sử dụng đất. Nhưng họ không có quyền lợi gì trong việc này nên không làm, mà các cơ quan chức năng khác cũng không được tự gia hạn quyền sử dụng đất cho đương sự.

Về việc người mua tài sản đấu giá để THADS, khi đã nhận tiền nhưng chưa giao được tài sản cho người mua, cơ quan thi hành án gửi tiền vào ngân hàng. Hiện vẫn có hai quan điểm xử lý đối với số tiền lãi phát sinh, một là người phải thi hành án sẽ hưởng, hai là người mua tài sản đấu giá sẽ hưởng. Hiện cũng chưa có hướng dẫn về việc này.

Quá trình thực hiện THADS còn khó phối hợp với các cơ quan ban ngành khác như VKS, Công an…

Ông Nguyễn Văn Tấn, Phó viện trưởng VKSND TP.HCM đề nghị Cục THADS chỉ phối hợp những vấn đề vướng mắc luật không quy định, với những vụ việc luật đã quy định rõ hoặc còn mập mờ, Cục THADS cứ thực hiện, chờ phối hợp sẽ khiến hồ sơ bị tồn cao.

Bên cạnh đó: “Quá trình thẩm định, giá trị tài sản bị giảm rất nhiều lần, có những vụ VKS kiểm tra phát hiện giá tài sản giảm đến 9-10 lần, giảm thấp đến mức sàn, bán không có lời. Đề nghị các đồng chí xem xét lại việc này” - ông Tấn nhắc nhở.

Từ thực tiễn TPHCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cũng kiến nghị Bộ Tư pháp trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định “vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương” mà cần UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành án theo quy định. Nếu không quy định cụ thể sẽ dẫn đến việc tùy tiện, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, gây khó cho công tác THADS.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới