Trong tháng 4, nhiều hoạt động kinh doanh đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau một thời gian “ngủ đông”. Tổng sản phẩm quốc nội có thể đạt được mức tăng trưởng hằng năm là 1,2% phần trăm. Theo một khảo sát của Reuters trên các nhà kinh tế học, nó có dấu hiệu quay trở lại đạt mức 2,6 % vào quý IV.
Sự suy thoái diễn ra mạnh hơn trong lĩnh vực xuất khẩu, hàng hóa kẹt lại trong kho của các doanh nghiệp tăng mạnh do thời tiết quá khắc nghiệt. Đơn đặt hàng ít đi và những hoạt động khác cũng bị ảnh hưởng theo.
Dù đã hết tháng 4 nhưng băng giá vẫn đang bao phủ thành phố New York. Ảnh: Reuters
Các quan chức tài chính cho rằng đây không phải là vấn đề suy thoái bản chất mà chủ yếu là do tác động của thời tiết. Millan Mulraine, chuyên gia kinh tế của TD Securities tại New York, cho biết: “ Với đà thuận lợi căn bản chúng tôi hiện có, chắc chắn trong quý II nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại”.
Bộ Thương mại sẽ công bố mức khảo sát GDP đầu năm 2014 vào thứ 4 tới, trước khi cuộc họp về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (FED) kết thúc vài giờ. Trước đó, FED không đồng tình quan điểm đổ hết việc này cho thời tiết xấu và dự định sẽ tiếp tục cắt giảm phần tiền bơm vào cho nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu hàng tháng.
Chỉ số chi tiêu cho tiêu dùng chiếm hơn hai phần ba hoạt động kinh tế của Mỹ và không thể phủ nhận việc thời tiết băng giá khiến sức mua – bán giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, từ góc độ kinh tế cũng có thể thấy khả năng đầu tư vào các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sưởi ấm, khí đốt lại có nhiều triển vọng trong dịp này.
Thời gian tới, nhiều dấu hiệu cho thấy người dân Mỹ sẽ tập trung đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, lý do sâu xa cũng là để đối phó với biến đổi khí hậu sau một mùa đông “kinh hoàng”. Mặc dù mức lãi suất thế chấp trong năm qua tăng cao đã phần nào cản trở tiến trình này, có vẻ như đây sẽ là yếu tố mà các nhà kinh tế đang trông đợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế từ tháng 6 tới.
An Khương