TNS John Kerry: “TQ là đối thủ cạnh tranh về kinh tế”

Đây là thủ tục cần thiết trước khi ông chính thức được bổ nhiệm.

Theo hãng tin Reuters và AP, tại buổi điều trần kéo dài gần 4 tiếng, ông John Kerry đã phác thảo các điểm chính trong chính sách ngoại giao của ông như sau:

 Hơn bao giờ hết, chính sách ngoại giao là chính sách kinh tế. Chính sách ngoại giao Mỹ không chỉ dựa vào máy bay không người lái và binh lính triển khai trên các địa bàn ngoài nước. Tương tự như tân Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, ông là người không tin chính sách can thiệp Mỹ là giải pháp hoàn hảo và không tin ngoại giao cần phải dựa trên nền tảng quân sự.

Chính sách ngoại giao Mỹ cũng sẽ phát triển dựa trên nền tảng an ninh lương thực và an ninh năng lượng, đấu tranh chống dịch bệnh và hỗ trợ phát triển.

TNS John Kerry: “TQ là đối thủ cạnh tranh về kinh tế” ảnh 1

Mỹ đang đối phó với các thách thức tức thời và nguy hiểm, đặc biệt ở Trung Đông, Trung Á và Nam Á. Đối với Iran, chính sách ngoại giao sẽ ưu tiên cho hai giải pháp song song gồm trừng phạt kinh tế và đàm phán ngoại giao. Mỹ quyết tâm ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Về tiến trình hòa bình Israel-Palestine, cửa mở cho giải pháp hai nhà nước có thể sẽ đóng lại và thảm họa sẽ xảy ra. Tuy nhiên, Mỹ tin rằng tiến trình hòa bình bị đóng băng từ năm 2010 sẽ được khởi động lại.

Tiếp tục tái cân bằng và củng cố quan hệ với Trung Quốc cũng như tiếp tục thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh về kinh tế chứ không phải địch thủ chiến lược, do đó Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế lớn như biến đổi khí hậu, chính sách năng lượng, hồ sơ hạt nhân Iran, CHDCND Triều Tiên.

Thượng nghị sĩ John Kerry đã đặc biệt nhấn mạnh chính phủ Mỹ cần phải tiến hành chính sách đầu tư công lành mạnh để duy trì uy tín của Mỹ trên thế giới. Ông đã giữ chức chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện được bốn năm. Thay thế ông là Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Menendez.

H.DUY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm