Tòa dưới tuyên hủy án, tòa trên tuyên hủy chính bản án này
HOÀNG YẾN
TAND Cấp cao TP.HCM vừa thụ lý xử lại vụ anh em Đặng Trần Hoàng (sinh năm 1971) và Đặng Thị Ngọc Lan (sinh năm 1975) sử dụng trái phép tài sản.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt Hoàng năm năm chín tháng 28 ngày tù và Lan hai năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Sau đó, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên hủy án để điều tra xét xử lại. Bản án phúc thẩm bị Chánh án TAND Tối cao kháng nghị đề nghị hủy án và được chấp nhận.
Theo hồ sơ, từ tháng 5 đến cuối năm 2009, qua Trịnh Thanh Nam, Hoàng gặp và giới thiệu với ông Nguyễn Trường Sơn là công ty Gia Hoà của mình có nguồn phân bón để bán. Đồng thời, Hoàng còn giới thiệu đầu ra là công ty Ngọc Lan mua lại cho ông Sơn với giá cao hơn để có lãi.
Hoàng đưa ông Sơn đi xem hàng tại các kho cảng, bến bãi để tin tưởng ký hợp đồng và chuyển tiền. Sau khi ký 14 hợp đồng mua bán, nhận được tiền ông Sơn chuyển, Hoàng thực hiện việc mua bán khống giữa hai Công ty do Hoàng lập ra là Công ty Gia Hòa và Công ty Ngọc Lan.
Quyết định giám đốc thẩm cho rằng tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm với loạt lý do không cần thiết. Ảnh minh họa. Ảnh: HY
Hoàng lấy tiền của ông Sơn ở hợp đồng sau trả cho hợp đồng trước, tạo cho ông lãi giả gần 3,5 tỉ đồng. Ông Sơn tiếp tục ký bốn hợp đồng và chuyển cho Hoàng 25 tỉ.
Nhận tiền, Hoàng không sử dụng vào kinh doanh phân bón như thỏa thuận mà dùng 3,5 tỉ xây nhà, mua đất, ô tô.
Còn Lan được anh trai là Hoàng giao đứng tên làm Giám đốc Công ty Ngọc Lan ký các hợp đồng, hóa đơn để cho Hoàng nhận khoản tiền đầu tư nói trên từ ông Sơn, tạo điều kiện cho Hoàng dùng 1 phần tiền vào mục đích cá nhân.
Đồng tình với kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm nêu án phúc thẩm tuyên hủy án với hàng loạt lý do không cần thiết.
Cụ thể, án phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng, không hoãn phiên tòa để tiến hành đối chất làm rõ mối quan hệ của Nam, Hoàng và Sơn và số tiền là không có căn cứ. Bởi vì trước đó, tòa đã nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ. Việc hoãn để đối chất theo nhận định của tòa phúc thẩm là không cần thiết.
Án phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm điều tra không đầy đủ, không đối chất giữa các nhân viên hai bên nhưng việc này cũng không cần thiết vì không có mâu thuẫn giữa các lời khai về nội dung này.
Án phúc thẩm nêu “Hoàng tố cáo nhân viên chiếm đoạt tiền nhưng CQĐT trả lời hành vi này không thuộc trách nhiệm điều tra” là đánh giá chưa chính xác. Vụ án xảy ra từ năm 2009 nhưng đến phiên tòa lần thứ ba năm 2016, Hoàng tố cáo và không cung cấp được tài liệu chứng minh, có hay không hành vi này cũng không làm thay đổi bản chất của vụ án.
Án phúc thẩm nêu "cần làm rõ các hợp đồng mua bán có phải chỉ là hình thức nhằm che dấu một giao địch khác hay không và số tiền thiệt hại từ việc mua bán trái phép hóa đơn" là không cần thiết. Qua tố cáo và quá trình điều tra xác định công ty ông Sơn bị xâm hại. Còn hành vi mua bán hóa đơn (nếu có) sẽ xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế là khách thể hoàn toàn độc lập với hành vi bị truy tổ của Hoàng, không ảnh hưởng tới việc giải quyết toàn diện vụ án.
Án phúc thẩm yêu cầu đối chất lời khai của anh em Hoàng, Lan về số tiền 3,5 tỉ cũng không có căn cứ. Án sơ thẩm đã làm rõ không có mâu thuẫn. Cuối cùng, việc yêu cầu xác định lại tư cách tham gia tố tụng hai công ty cũng không cần thiết vì cấp sơ thẩm đã xác định đúng bị hại.
(PLO)- Để kịp thời hoàn thiện 6 chiếc VF 9 mui trần phục vụ lễ diễu binh, diễu hành lễ 30-4, VinFast đã huy động đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao, thực hiện trong hơn 3.100 giờ dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng.
(PLO)- Từ rạng sáng 30-4, khu vực lễ đài trung tâm trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) đã nhộn nhịp khi các lực lượng diễu binh, diễu hành tập kết về đây, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Để tham gia đầu tư trên sàn ảo, bị hại có thể tham gia đầu tư tự do hoặc mua bảo hiểm để khi thua sẽ được hoàn tiền. Đến thời điểm thích hợp, hai bị can sẽ đánh sập sàn để chiếm đoạt tiền.
(PLO)- Bị cáo Diễn đã nhiều lần thuê và mượn xe ô tô của nhiều người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sau đó, mang đi thế chấp tại các tiệm cầm đồ, lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân.
(PLO)- Hai bị can Hải và Trung mua 2 trang web để tạo đường link vào cổng game online và thu tiền của người tham gia sau đó đánh sập sàn để chiếm đoạt tiền của bị hại.
(PLO)- Về trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, VKSND Tối cao cho rằng các cơ quan này đã không kịp thời phát hiện để xử lý kịp thời sai phạm.
(PLO)- Cựu Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, chỉ đạo, can thiệp trái pháp luật và theo yêu cầu của Nguyễn Văn Hậu.
(PLO)- Bị cáo đầu vụ cùng đồng phạm đã làm giả giấy tờ ít nhất 69 tài liệu để biến 13 thửa đất công trên địa bàn TP Vũng Tàu có tổng diện tích hơn 25ha thành đất cá nhân, sau đó đem bán.
(PLO)- Do có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo cấp trên, cựu chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít Đặng Trung Hoành được lựa chọn làm đầu mối, nhận tiền tài trợ từ Hậu 'Pháo'.
(PLO)- Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cố ý chỉ đạo tổ soạn thảo xây dựng Quyết định 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá điện 9,35 Uscents/kWh, gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.
(PLO)- Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị cáo buộc chi hối lộ hơn 132 tỉ đồng, móc nối, câu kết với nhiều cá nhân có chức vụ, quyền hạn để được tạo điều kiện trúng thầu.
(PLO)- Thứ trưởng Bộ Công an cho biết sau sáp nhập, quy mô mỗi xã bố trí khoảng từ 30 - 60 cán bộ công an xã, Hà Nội có thể khoảng 50 - 60 cán bộ, ngoài ra đề xuất bổ sung thêm thẩm quyền cho trưởng, phó công an xã...
(PLO)- Kết quả trưng cầu giám định pháp y cho thấy Hải bị rối loạn tâm thần phân liệt nên Hải phải đi chữa bệnh bắt buộc; đến khi hết bệnh thì Hải bỏ trốn nhưng sau đó bị bắt giữ.
(PLO)- Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự dự kiến sửa đổi, bổ sung 105 điều liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy; bổ sung 2 trường hợp được điều tra, truy tố vắng mặt.