Tòa xét xử kín xong sẽ tuyên án thế nào?

(PLO)- Việc thẩm phán chủ tọa thay mặt HĐXX công bố bản án và đọc phần quyết định mà không đọc các phần khác của bản án đối với phiên tòa xử kín là đúng luật.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Như PLO đã thông tin, sáng 19-9, TAND TP Dĩ An (Bình Dương) đã tuyên án vụ Phan Cao Trí (49 tuổi, ngụ TP.HCM) cùng bảy đồng phạm bị xét xử về tội chứa mại dâm, theo khoản 2 Điều 327 BLHS năm 2015.

Thay mặt HĐXX, thẩm phán chủ tọa là bà Phan Thị Hiền đọc bản án. Tuy nhiên, bà Hiền không công bố phần nhận định của tòa mà chỉ đọc phần quyết định. Trước đó, vụ án được xét xử kín vì lí do thuần phong mỹ tục.

Vị thẩm phán chủ tọa đọc phần quyết định của bản án mà không đọc các phần khác trong phiên xử kín là đúng luật. Ảnh: MC

Vị thẩm phán chủ tọa đọc phần quyết định của bản án mà không đọc các phần khác trong phiên xử kín là đúng luật. Ảnh: MC

HĐXX tuyên bị cáo Phan Cao Trí tám năm tù, Nguyễn Thanh Hà năm năm sáu tháng tù, Cao Thị Mỹ Dung sáu năm sáu tháng tù, Phạm Trung Hậu sáu năm tù, Bùi Văn Tèo năm năm tù, Bùi Văn Tuấn năm năm ba tháng tù, Huỳnh Minh Thanh năm năm sáu tháng tù, Nguyễn Quốc Trung năm năm tù cùng về tội chứa mại dâm.

Rất nhiều bạn đọc thắc mắc: Dù xử kín nhưng tuyên án là công khai, vậy thì việc thẩm phán chỉ đọc phần quyết định của bản án mà không đọc các phần khác liệu có đúng luật?

Trao đổi với PV, ThS-luật sư (LS) Nguyễn Văn Dũ, Đoàn LS TP.HCM cho biết: Theo Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì “Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo”.

“Như vậy, trong vụ án này, việc thẩm phán chủ tọa thay mặt HĐXX công bố bản án và đọc phần quyết định mà không đọc các phần khác của bản án là đúng luật”, ThS-LS Dũ nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm