Toàn cảnh hạ tầng đô thị 5 huyện ngoại thành TP.HCM muốn lên quận, TP
(PLO)- Sở QH-KT TP.HCM vừa có báo cáo về định hướng phát triển hạ tầng đô thị các huyện ngoại thành TP, thuộc Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc TP thuộc TP.HCM, trong đó có đề xuất định hướng phát triển hạ tầng đô thị 5 huyện này của các nhóm nghiên cứu.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Giao thông kết nối là thế mạnh của huyện Bình Chánh và càng là điểm then chốt phát triển đô thị trong tương lai với mục tiêu đưa Bình Chánh trở thành đầu mối kết nối trung tâm TP.HCM và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Trong báo cáo của TS Đào Thị Bích Vân và nhóm nghiên cứu, có thể thấy trung tâm Bình Chánh là khu vực chịu tác động liên kết vùng nhiều nhất trong 5 huyện ngoại thành (còn lại là Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ).
Trong ảnh có thể thấy Bình Chánh có thể phát triển đô thị nhỏ, đô thị lan tỏa, công nghiệp, logistic, y tế - dịch vụ cao cấp.
Năm trung tâm mới của huyện Bình Chánh theo triết lý đa tâm. Triết lý đa tâm của Bình Chánh, kéo dài từ phía Tây đến phía Nam của TP.HCM, đề xuất một cấu trúc quy hoạch kiến tạo chuỗi đa trung tâm. Mỗi trung tâm sẽ có vai trò và chức năng riêng biệt, kết nối với nhau để tạo thành một mạng lưới mạnh mẽ và tương hỗ.
Với vị trí gần trung tâm thành phố, khoảng cách khoảng 15-20 km, Bình Chánh được coi là một địa điểm thuận tiện để phát triển khu dân cư với hạ tầng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sinh sống, làm việc và học tập của người dân. Đồng thời, mạng lưới giao thông thuận tiện tại Bình Chánh tạo điều kiện thuận lợi để hút và giảm áp lực dân cư tại trung tâm hiện tại.
Với khả năng tiếp cận đến trung tâm thành phố trong khoảng 60 phút từ khu Bắc Cần Giờ và 2 giờ, Cần Giờ không có lợi thế tiếp cận nhanh đến khu vực trung tâm. Do đó, việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối nhanh đến khu trung tâm của thành phố và các tỉnh thành miền Tây là việc tất yếu. Đây là thông tin từ báo cáo của KTS. Bùi Đức Tú và nhóm nghiên cứu về Cần Giờ.
Bản đồ hiện trạng mặt phủ và mật độ xây dựng huyện Cần Giờ (Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu – sử dụng giải đoán ảnh vệ tinh). Huyện Cần Giờ có cơ hội trở thành thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường, trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, có đủ sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch với các trung tâm du lịch khác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Chủ trương quy hoạch, phát triển huyện Cần Giờ với định hướng trở thành Khu đô thị biển, du lịch sinh thái nghỉ ngơi và giải trí đã được lựa chọn từ phương án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ theo Thông báo số 519/TB-VP ngày 23-8-2018 của Chủ tịch UBND TP.HCM. Việc định hướng huyện Cần Giờ phát triển theo mô hình Đô thị cảng – du lịch - dịch vụ cao cấp tại khu đô thị phía Nam sẽ tập trung giải quyết các vấn đề về nâng cấp, chỉnh trang mạng lưới giao thông kết nối nội huyện.
Nếu lấy thị trấn Củ Chi làm trung tâm, thì cần tới 40 phút di chuyển bằng xe máy để tiếp cận hết cư dân toàn huyện, và 80 phút để tiếp cận trung tâm của TP.HCM (xem hình). Như vậy, độ phủ để hầu hết cư dân nội huyện tiếp cận nhanh tới các dịch vụ tại chỗ, cơ bản là khó. Do đó, việc cải thiện mạng lưới giao thông là điều tất yếu, không chỉ đảm bảo đạt tiêu chí lên quận (hoặc thành phố) mà còn có các cơ hội phát triển đột phá dựa trên các dự án hạ tầng kết nối nhanh, thu hút nguồn lực đầu tư lớn. Đây là Báo cáo của ThS. KTS Nguyễn Hoài Vũ và nhóm nghiên cứu.
Các trục giao thông chính tại huyện Củ Chi và dân số theo bán kính. Huyện Củ Chi có có trục đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) liên kết tới nội thành, và các tuyến đường huyết mạch như: đường Tỉnh lộ 7, đường Tỉnh lộ 8, đường Tỉnh lộ 15.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện tại, quá trình đô thị hóa không thể không gắn với việc phát triển hạ tầng xanh. Củ Chi có nhiều cơ hội để thực hiện sứ mệnh này, một phần là quỹ đất nông nghiệp còn nhiều, chưa bị phân mảnh; phần nữa là do mật độ dân số còn thấp, dễ kiểm soát và phát triển hạ tầng đồng bộ. Ngoài ra, TPHCM có địa hình thấp dần từ hướng Bắc – Tây Bắc xuống hướng Nam – Đông Nam – Tây Nam nên nếu huyện Củ Chi không giữ lại bề mặt thấm theo tỷ lệ phù hợp, vùng nội thành có thể hứng chịu các nguy cơ ngập lụt, sụt lún.
Chiến lược nhằm cân bằng giữa việc phát triển hạ tầng xanh và kinh tế đô thị của Củ Chi, có thể tập trung vào ba mảng sau: Công nghiệp công nghệ cao, nông thị và du lịch sinh thái. Như vậy, ngành nông nghiệp không chỉ được khai thác hợp lý, góp phần phát triển hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn mang lại nguồn thu cho các ngành khác như công nghiệp, thương mại và du lịch.
Nếu lấy thị trấn Hóc Môn làm trung tâm, thì chỉ cần 20 phút di chuyển bằng xe máy là đã có thể tiếp cận hết cư dân toàn huyện, và 40 phút để tiếp cận trung tâm của TP.HCM. Việc nâng cấp mạng lưới giao thông là điều tất yếu, vừa đảm bảo đạt tiêu chí lên quận (hoặc thành phố), vừa thu hút đầu tư từ các dự án phát triển quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện huyện Hóc Môn đã có mạng lưới giao thông định hình và phân mảnh, nên việc nâng cấp còn nhiều rào cản. Thông tin trên được trích từ báo cáo của KTS. Nguyễn Hoài Vũ và nhóm nghiên cứu.
Các trục giao thông chính tại huyện Hóc Môn và dân số theo bán kính. Hóc Môn nên phát triển theo mô hình Desakota (nông thôn – đô thị đan xen). Trong giai đoạn 2020 – 2030 nên được xem xét, tập trung vào chỉnh trang mạng lưới giao thông sẵn có theo tiêu chuẩn đô thị loại III, củng cố hạ tầng phục vụ vận tải logistic, khai thác hệ sinh thái việc làm và dịch vụ tại chỗ.
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với làn sóng dịch chuyển dân cư ra các huyện ngoại thành đã làm cho quỹ đất thuận lợi xây dựng ngày càng hạn hẹp. Tính từ năm 1998 đến năm 2022, tỉ lệ diện tích mặt không thấm (đất xây dựng) so với tổng diện tích tự nhiên huyện Hóc Môn đã tăng hơn 16 lần, trong khi đó, quỹ đất còn lại để tiếp tục phát triển phần lớn lại rơi vào loại đất ít hoặc không thuận lợi cho xây dựng..
Phân vùng chiến lược phát triển huyện Hóc Môn. Dựa vào khả năng đầu tư và tài nguyên vốn có, Hóc Môn nên được định hướng phát triển theo mô hình Desakota và tương lai là đô thị ngủ (tức về đêm các khu vực vùng ven này ít sáng đèn hơn trung tâm TP.HCM).
Khu vực Bắc Nhà Bè chỉ nên phát triển theo hướng đô thị ngủ - loại 4 do thiếu kết nối nhanh (khả năng tiếp cận đến lõi trung tâm thành phố khoảng 40 phút) Huyện trước mắt có thể giữ nguyên hình thái mô hình vùng ven phi định cư và củng cố hạ tầng phục vụ vận tải logistics khai thác hệ sinh thái làm việc và dịch vụ tại chỗ. Thông tin này được trích từ báo cáo của KTS. Bùi Đức Tú và nhóm nghiên cứu.
Biến đổi khí hậu và nguy cơ thiếu lương thực của thế giới là cơ hội để cảng Hiệp Phước tăng cường vai trò xuất cảng lương thực từ vựa lúa vùng ĐBSCL và Campuchia ra các nước
Dựa vào báo cáo tự đánh giá của huyện và khảo sát của nhóm nghiên cứu. Huyện Nhà Bè hướng đến tiêu chuẩn đô thị loại II phát triển chậm theo mô hình trung tâm công nghiệp với khu vực cảng Nhà Bè- Hiệp Phước và đô thị “ngủ” với các nhóm đối tượng thu nhập trung bình thấp.
Đề xuất định hướng phát triển hạ tầng đô thị 5 huyện ngoại thành TP.HCM.