Theo luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thịnh, một trong các kiến nghị của LĐLS là dự thảo BLTTHS (sửa đổi) phải quy định người bào chữa có thể đến tận nơi giam giữ bị can, bị cáo để thu thập chứng cứ.
Muốn thu thập chứng cứ, phải gặp nghi phạm
. PV: Thưa ông, căn cứ nào để LĐLS kiến nghị như vậy?
Cạnh đó, BLTTHS hiện hành quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can và được hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu điều tra viên đồng ý nhưng trên thực tế, không ít trường hợp người bào chữa muốn hỏi bị can, bị cáo thì điều tra viên không cho. BLTTHS hiện hành chưa cho phép người bào chữa được phép tiếp xúc riêng với bị can, bị cáo bị tạm giam trong giai đoạn điều tra mà không có sự giám sát của điều tra viên, trong khi nhiều chứng cứ, tình tiết liên quan đến sự việc bị can lại mong muốn trình bày riêng với người bào chữa. Nếu không được trực tiếp gặp bị can, bị cáo đang bị giam giữ thì quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa khó được bảo đảm.
. Một điểm đáng chú ý khác trong bản kiến nghị của LĐLS là mở rộng trường hợp phải chỉ định người bào chữa, cụ thể là đối với nghi phạm bị truy cứu về tội có khung hình phạt từ 15 năm tù trở lên. Có ý kiến băn khoăn là đội ngũ LS hiện chưa thể đáp ứng được yêu cầu, thưa ông?
+ LĐLS kiến nghị như trên nhằm từng bước bảo đảm quyền tiếp cận công lý của những người yếu thế trong xã hội bị rơi vào vòng tố tụng hình sự, cần được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Trong giai đoạn trước mắt là như vậy nhưng về lâu dài, cần tiến tới quy định là tất cả người bị khởi tố đều phải có người bào chữa.
Đội ngũ LS Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Dự kiến đến năm 2020, số lượng LS sẽ lên tới 20.000 người. Số lượng này có thể lên tới khoảng 50.000-70.000 LS, hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu trong tố tụng hình sự.
Nên quy định nghi phạm bị truy cứu về tội có khung hình phạt từ 15 năm tù bắt buộc phải có người bào chữa. Ảnh minh họa: M.TRÂN
Phá rào cản hạn chế quyền bào chữa
. LĐLS tiếp tục kiến nghị bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Theo ông, điều này có ý nghĩa gì với việc bảo đảm quyền bào chữa?
+ Hiện nay, dù Luật LS năm 2006 (sửa đổi) vẫn duy trì thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng thực trạng thi hành BLTTHS đã cho thấy đây chính là rào cản lớn nhất hạn chế sự tham gia của người bào chữa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nghi phạm.
Ngày 11-9-2014, tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp, đại diện TAND Tối cao cho biết Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình đã nhận định và chính thức kiến nghị: “Người bào chữa phải được tham gia ngay khi có sự đề nghị hoặc đồng ý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và họ chỉ cần đăng ký với cơ quan tố tụng. Nên bỏ quy định phải có giấy chứng nhận người bào chữa tại Điều 56 BLTTHS hiện hành. Bởi về bản chất, quyền được nhờ người bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và chỉ bị hạn chế bởi luật chứ không phải bởi việc cấp giấy vốn mang nặng thủ tục hành chính”.
LĐLS tiếp tục kiến nghị bỏ giấy đăng ký người bào chữa. Thay vào đó, khi tham gia tố tụng, LS chỉ phải xuất trình các giấy tờ sau: Thẻ LS, giấy yêu cầu LS của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ. Trong trường hợp LS tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tố tụng thì xuất trình văn bản cử LS của tổ chức hành nghề LS (hoặc văn bản phân công của đoàn LS nếu LS hành nghề với tư cách cá nhân).
. Thưa ông, LĐLS kiến nghị quy định bị can, bị cáo có quyền im lặng cho tới khi có LS. Có ý kiến cho rằng BLTTHS hiện hành không bắt buộc bị can, bị cáo phải khai báo nên không cần thiết phải quy định như trên, ông nghĩ sao?
+ Quyền im lặng gắn liền với nguyên tắc suy đoán vô tội. Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền chứ không phải có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội và nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng. Quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình - một nguyên nhân dẫn đến oan, sai.
Trong thực tế, có những trường hợp bị can, bị cáo không chịu khai báo, khai báo không thành khẩn và bị cơ quan tố tụng cho là ngoan cố, không hợp tác với cơ quan tố tụng nên khi lượng hình phạt thì họ không được xem xét giảm nhẹ. Do vậy, cần có quy định rõ ràng để đảm bảo cho bị can, bị cáo trong tình trạng yếu thế được quyền tư vấn pháp lý để tránh có những lời khai bất lợi cho mình.
. Xin cám ơn ông.
Kiểm sát viên phải ngồi ngang người bào chữa Việc quy định chỗ ngồi của bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa như hiện nay chưa thể hiện nguyên tắc tranh tụng đã được Hiến pháp 2013 quy định. Chỗ ngồi của bên buộc tội và bên gỡ tội là một trong các hình thức để phản ánh nội dung của nguyên tắc tranh tụng. Nếu hình thức không phản ánh được nội dung thì cũng đồng nghĩa với việc nguyên tắc tranh tụng chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Vì vậy, LĐLS đề nghị xem xét chỉnh sửa Điều 247 dự thảo về phòng xử án theo hướng chỗ ngồi của kiểm sát viên và người bào chữa ngang bằng nhau trên tinh thần đảm bảo tranh tụng dân chủ tại phiên tòa. Khoản 2 Điều 247 về bố trí chỗ ngồi trong phòng xử án có thể được sửa như sau: Phía trên của phòng xử án gồm vị trí ngồi của HĐXX, thư ký tòa án, kiểm sát viên và người bào chữa. HĐXX ngồi chính giữa. Ngồi ở chính giữa, ngay phía dưới HĐXX là thư ký tòa án. Kiểm sát viên ngồi bên phải, người bào chữa ngồi bên trái, phía dưới HĐXX, thư ký tòa án. LS Đỗ Ngọc Thịnh |