Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Thành ủy TP.HCM

(PLO)- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 17-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI từ đầu nhiệm kỳ đến nay; việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đang làm việc với Thành ủy TP.HCMtong-bi-thu-lam-viec-voi-tphcm.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM.

Tham gia buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; cùng lãnh đạo bộ ngành Trung ương.

Về phía TP.HCM có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Nguyễn Hồ Hải; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cùng các thành viên là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM….

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP phát huy truyền thống đoàn kết, năng động

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn do tác động của tình hình thế giới và khu vực, cũng như những hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, từng bước vượt qua thách thức, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

Screenshot_1.png

Trong đó, vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, quyết tâm, nêu cao vai trò trách nhiệm, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu kinh tế của cả nước, đạt được một số thành tựu, kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, Thành ủy TPHCM, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của thành phố, với việc triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, năm 2022 và 2023, Thành ủy đã tập trung vào chủ đề “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đang làm việc với Thành ủy TP.HCM- tong- bi- thu- to -lam .jpg
Lãnh đạo chủ chốt TP.HCM dự buổi làm việc.

Năm 2024, TP.HCM tiếp tục triển khai chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”...

Về phát triển kinh tế - xã hội, kể từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, kinh tế TP.HCM tiếp tục phát triển trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động. Mô hình kinh doanh kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn phát triển ngày càng rộng khắp. Công tác thu ngân sách nhà nước đạt kết quả nổi bật, năm sau cao hơn năm trước.

Những thành tựu khẳng định TP.HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế của cả nước mà còn là địa phương có khả năng thích ứng và phục hồi nhanh chóng trước các cú sốc kinh tế.

TP.HCM đã thành công trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn kết giữa đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ và nâng cao năng suất lao động. Các nguồn lực được TPHCM tập trung khai thác, phát huy hiệu quả. Các thành phần kinh tế được quan tâm hỗ trợ phát triển bằng nhiều giải pháp.

Nhiều mục tiêu phát triển kinh tế

Về phương hướng trong thời gian tới, ông Nguyễn Hồ Hải cho biết, TP.HCM sẽ tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư xây dựng TP.

Tập trung xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực. Phát triển các hình thức thương mại dựa trên nền tảng công nghệ mới, số hóa. Ưu tiên phát triển hệ thống các sàn giao dịch thương mại điện tử có kết nối quốc tế; phát triển logistics.

z5740020128364_7de1604a2809a6eec2dbec33592c3797.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nêu phương hướng phát triển của địa phương.

Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò dẫn dắt phát triển kinh tế xanh. Thành phố trở thành trung tâm du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tỷ trọng giá trị công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 15 - 20%.

Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. TP trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp hiện đại.

Phát triển kinh tế biển trở thành trụ cột quan trọng của kinh tế Thành phố gắn với vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Phát triển hệ sinh thái kinh tế biển gắn với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Tân cảng Cát Lái, khu công nghiệp - đô thị cảng Hiệp Phước...

Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố. Phối hợp các hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành nghề trong hỗ trợ nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường chuỗi liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp.

phan-van-mai.jpg

Thực hiện quy hoạch theo định hướng phát triển liên kết vùng; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Khai thác, phát triển khu vực xung quanh nhà ga và dọc tuyến Metro số 1, dọc các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các vùng phụ cận… Thực hiện có hiệu quả 05 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết 98. Xây dựng Đề án phát triển đường sắt đô thị theo Kết luận của Bộ Chính trị, đảm bảo đến 2035 hoàn thành 200 km đường sắt đô thị.

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả, thực chất giáo dục, đào tạo; phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt 89%. Phấn đấu để Thành phố trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mang tầm quốc gia.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình Chính quyền đô thị; các cơ chế chính sách đặc thù thí điểm phát triển thành phố; tổ chức thực hiện Nghị định về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho Thành phố; đề xuất hoàn thiện mô hình, khung khổ pháp lý chính quyền đô thị sát với thực tiễn Thành phố. Nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị chủ trương xây dựng dự án Luật Đô thị đặc biệt.

Đồng thời, tăng tốc xây dựng TP trở thành đô thị thông minh. Phát triển mạnh mẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý đô thị; hoàn thiện Hệ thống quản trị thực thi thành phố, Trung tâm điều hành đô thị thông minh; đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử và liên thông các cơ sở dữ liệu dùng chung...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm