TP.HCM: Trưởng khu phố, ấp sau khi sắp xếp sẽ được bầu như thế nào?

(PLO)- Người trúng cử Trưởng khu phố, ấp là người đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số đại diện hộ gia đình trong toàn khu phố, ấp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc

Sở Nội vụ TP.HCM vừa có hướng dẫn các quận, huyện sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn TP. Trong đó, đáng chú ý là khâu giới thiệu, bầu Trưởng khu phố, ấp.

TP.HCM có hướng dẫn về việc sắp xếp khu phố, ấp. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

TP.HCM có hướng dẫn về việc sắp xếp khu phố, ấp. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Về nội dung này, Sở Nội vụ hướng dẫn Trưởng khu phố, ấp phải là người cư trú thường xuyên ở khu phố, ấp; đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm.

Đặt tên khu phố theo số thứ tự

Tên gọi của khu phố, ấp sau khi sắp xếp nên đặt tên theo số thứ tự (ví dụ: Khu phố 1, 2, 3 ...), không nên đặt tên chữ để tránh sửa đổi bổ sung không theo thứ tự và dễ thống kê.

Đối với khu phố, ấp không chia tách, giữ nguyên thì xem xét đặt lại tên khu phố, ấp theo số thứ tự phù hợp với địa giới hành chính, vị trí khu phố, ấp mới.

Bản thân và gia đình Trưởng khu phố, ấp cũng phải gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

Có hiểu biết về pháp luật, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

Đối với khu phố, ấp sắp xếp, thành lập mới, tùy theo điều kiện nhân sự hiện có, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cử Trưởng khu phố, Trưởng ấp lâm thời để điều hành hoạt động của khu phố, ấp cho đến khi bầu được Trưởng khu phố, Trưởng mới.

Việc giới thiệu và bầu Trưởng khu phố, ấp được tổ chức tại hội nghị khu phố, ấp. Hội nghị bầu Trưởng khu phố, ấp được thực hiện khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong khu phố, ấp tham dự.

Đối với khu phố, ấp giữ nguyên trạng không chia tách, sáp nhập (đổi tên gọi hoặc đổi số) thì giữ nguyên trưởng khu phố, ấp cũ và nhiệm kỳ tính từ khi có quyết định công nhận kết quả bầu cử trước đây.

Việc bầu Trưởng khu phố, ấp có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định.

Người trúng cử Trưởng khu phố, ấp là người đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số đại diện hộ gia đình trong toàn khu phố, ấp.

Dự kiến, ngày mai (11-8), UBND TP.HCM sẽ triển khai thực hiện Kế hoạch sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn TP.

Chưa sắp xếp khu tạm cư, giải toả trắng

Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ TP.HCM, sắp xếp khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên, ấp từ 350 hộ gia đình trở lên.

Khu phố, ấp sắp xếp theo quy mô số hộ gia đình tại thời điểm sắp xếp. Đối với hộ gia đình ở trọ, tạm trú được xác định theo pháp luật về cư trú.

Khu tạm cư có ít hộ dân sinh sống buộc phải di dời, khu giải tỏa trắng, chung cư chưa có hộ dân sinh sống thì chưa sắp xếp.

Khu dân cư hiện hữu có một phần bị giải tỏa, khu dân cư mới, chung cư mới, block chung cư mới liền kề, cùng ranh giới với khu phố, ấp hiện hữu thì sắp xếp, sáp nhập với khu phố hiện hữu.

Khu phố, ấp hiện hữu có chung cư mới, block chung cư mới, khu dân cư mới tách biệt ranh giới với khu phố, ấp hiện hữu, đạt quy mô 450 - 500 hộ gia đình trở lên ở khu phố, có từ 350 hộ gia đình trở lên ở ấp thì sắp xếp thành khu phố mới, ấp mới.

Đối với khu phố, ấp hiện hữu không sắp xếp do đạt yêu cầu về quy mô dân số từ 100 hộ gia đình trở lên ở khu phố, 50 hộ gia đình trở lên ở ấp có yếu tố đặc thù, biệt lập về địa giới hành chính thì việc giữ lại cơ cấu nhân sự ở khu phố, ấp hay sắp xếp lại nhân sự tùy theo điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế.

Mặt khác, dù không còn duy trì tổ dân phố, tổ nhân dân nhưng phải đảm bảo số lượng, chức danh theo quy định hiện hành.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm