Hỏi:
Cháu tôi còn bảy ngày nữa mới đủ 18 tuổi, khi đang lưu thông trên phần đường phía bên phải của mình thì bất ngờ có xe mô tô đi ngược chiều loạng choạng xô sang, người này bị chấn thương sọ não nặng đã chết sau bốn ngày nằm viện (người nhà chúng tôi đã chủ động đưa đi cấp cứu). Người này có sử dụng rượu bia. Vậy xin hỏi cháu tôi phải chịu những trách nhiệm gì?
Trả lời:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 202 BLHS 1999:
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
B) Trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
Theo thông tin mà bác trình bày, nếu người đàn ông kia bị chết do tai nạn giao thông có lỗi từ cháu bác theo kết luận của cơ quan công an điều tra thì cháu bác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định…”.
Do đó, hình phạt với cháu bác có thể từ ba năm đến 10 năm tù giam. Để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, cháu bác nên thành khẩn khai báo và tự nguyện khắc phục hậu quả để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo căn cứ tại Điều 46 BLHS 1999 hoặc theo hướng dẫn tại Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán. Các tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này có thể là:
"A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.........".
Vì theo quy định tại Điều 47 BLHS 1999 thì nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên tòa án có thể xem xét để giảm khung hình phạt cho cháu bác xuống mức cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm quy định tại khoản 2 Điều 202 BLHS 1999:
"Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".
Thứ hai, về trách nhiệm dân sự
Việc bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS 2005:
“Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Chi phí trên được áp dụng nếu lỗi hoàn toàn do cháu bác gây ra. Nếu người gây thiệt hại cũng có lỗi (có sử dụng rượu bia và đi ngược chiều) dẫn đến cái chết thì tùy theo mức độ lỗi theo xác minh của cơ quan công an để xác định mức bồi thường thiệt hại của cháu bác.
Trả lời:
Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 202 BLHS 1999:
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
B) Trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.
Theo thông tin mà bác trình bày, nếu người đàn ông kia bị chết do tai nạn giao thông có lỗi từ cháu bác theo kết luận của cơ quan công an điều tra thì cháu bác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định…”.
Do đó, hình phạt với cháu bác có thể từ ba năm đến 10 năm tù giam. Để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, cháu bác nên thành khẩn khai báo và tự nguyện khắc phục hậu quả để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo căn cứ tại Điều 46 BLHS 1999 hoặc theo hướng dẫn tại Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán. Các tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này có thể là:
"A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.........".
Vì theo quy định tại Điều 47 BLHS 1999 thì nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên tòa án có thể xem xét để giảm khung hình phạt cho cháu bác xuống mức cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm quy định tại khoản 2 Điều 202 BLHS 1999:
"Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".
Thứ hai, về trách nhiệm dân sự
Việc bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS 2005:
“Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Chi phí trên được áp dụng nếu lỗi hoàn toàn do cháu bác gây ra. Nếu người gây thiệt hại cũng có lỗi (có sử dụng rượu bia và đi ngược chiều) dẫn đến cái chết thì tùy theo mức độ lỗi theo xác minh của cơ quan công an để xác định mức bồi thường thiệt hại của cháu bác.