Trải lòng của thẩm phán tuyên tử hình kẻ thảm sát ở Nghệ An

Trải lòng của thẩm phán tuyên tử hình kẻ thảm sát ở Nghệ An ảnh 1
Bị cáo Vi Văn Hai tại phiên tòa xét xử ngày 30-9. Ảnh: ĐẮC LAM 

Sau khi đã kết thúc phiên tòa, ông Trần Ngọc Sơn tâm sự ngay khi xảy ra vụ thảm sát ông cũng đã chú ý và tìm hiểu tình tiết vụ án. Rồi đến khi được giao làm chủ tọa phiên tòa, ông đã tự đặt ngay câu hỏi “người này có tâm thần không?”, “còn có đồng phạm khác không mà giết được bốn người như vậy?”. Trên tinh thần ấy, ông bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Theo quy định, thẩm phán không được mang hồ sơ vụ án về nhà xem, do đó ông đã tranh thủ cả ngoài giờ, ngồi ở trụ sở tòa nhiều ngày để nghiên cứu hồ sơ.

 “Tôi tìm cách giải đáp những câu hỏi này, tự tìm và loại trừ dần các nghi vấn. Khi nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy có mâu thuẫn thật giữa bị cáo Vi Văn Hai và bị hại (anh Thọ) chứ không chỉ là chuyện trộm chanh. Không có đồng phạm khác giết người cùng Hai. Và một câu hỏi đã bị loại trừ ngay khi tiếp cận hồ sơ, đó là cơ quan điều tra cũng đã trưng cầu giám định tâm thần bị cáo, Hai không bị bệnh tâm thần” - ông Sơn chia sẻ. 

Khi xét xử ông đã cẩn thận đặt các câu hỏi để xem xét diễn biến tâm lý của bị cáo Hai và ông nhận thấy tâm lý bị cáo và các lời khai tại tòa thì việc bị cáo nhận tội thay cho người khác hoặc có đồng phạm là khó đặt ra: “Tôi đã hỏi đi hỏi lại nhiều lần, thậm chí có những lúc bị cáo định không khai, chắp tay nhìn lên trời thì tôi đã phải đưa ra cách hỏi và động viên bị cáo. Tôi cho bị cáo đứng trả lời tự nhiên, thoải mái nhất để nếu có gì còn uẩn khúc thì sẽ tự thốt khai ra. Kết quả điều tra cũng cho thấy diễn biến tâm lý của nghi can thay đổi chóng vánh. Tính từ lúc Hai vào nhà anh Thọ xin muối chấm chanh đến khi đoạt mạng cả bốn người chỉ khoảng 60 phút”.

Trải lòng của thẩm phán tuyên tử hình kẻ thảm sát ở Nghệ An ảnh 2
Thẩm phán Trần Ngọc Sơn. Ảnh: ĐẮC LAM

Chánh án Trần Ngọc Sơn đã làm thẩm phán cấp huyện 11 năm và thẩm phán cấp tỉnh chín năm. “25 năm công tác trong ngành tòa án, tôi xét xử và đã từng tuyên phạt án tử hình cũng nhiều rồi nhưng đối với án giết người mà xử tuyên án tử hình thì vụ Vi Văn Hai là vụ đầu tiên. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng cho nên trăn trở và để lại nhiều dấu ấn” - ông Sơn tâm sự (Trước đây ở miền núi Nghệ An cũng có án giết nhiều người nhưng đó là vụ các đối tượng buôn bán ma túy thanh toán nhau. Còn vụ này một mình Hai giết tới bốn người trong một gia đình).

Trăn trở lớn nhất nhận ra qua vụ án này đối với ông Sơn đó là đạo đức xã hội đang có xu hướng đi xuống", hung thủ gây án hàng loạt vì mâu thuẫn bột phát, đơn giản: "Theo tôi không thể đổ lỗi cho vì trình độ thấp mà giết người như vậy được. Hai học hết lớp 5, còn nhiều người dân tộc thiểu số họ có biết chữ đâu, họ có phạm tội đâu".

 

Theo hồ sơ, trưa 2-7, chỉ vì anh Lo Văn Thọ (trú bản Phồng) nghi ngờ Vi Văn Hai có quan hệ tình cảm với vợ mình là chị Lê Thị Yến nên dẫn đến cãi nhau. Anh Thọ đánh Hai nhưng không trúng. Tức giận, Hai đã lấy dao của anh Thọ chém chết anh Thọ rồi chém chết bà Viêng Thị Dương (mẹ anh Thọ) và chị Yến cùng bé Lo Việt Chung (con của vợ chồng anh Thọ, chị Yến). 

Đến chiều tối 19-7, Hai bị bắt giữ. 

Ngày 30-9, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên sơ thẩm, xử lưu động tại Trung tâm Văn hóa và Thông tin huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) vụ án giết người đối với Vi Văn Hai. HĐXX đã tuyên tử hình bị cáo Vi Văn Hai về tội giết người...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm