Tranh cãi đánh thuế tài sản kê khai không trung thực

Ngày 5-3, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Một trong những quy định mới gây nhiều tranh luận là việc Chính phủ đề xuất truy thu thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý.

Truy thu 45% giá trtài sn, thu nhp

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, ở nhiều nước, việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý được thì sẽ bị xử lý thông qua bản án hình sự của tòa án, thông qua trình tự tố tụng dân sự, thông qua xử phạt hành chính (tịch thu tài sản,thu nhập) hoặc công cụ về thuế (truy thu thuế thu nhập cá nhân).

Từ đó, Chính phủ đề xuất phương án xử lý thông qua việc truy thu thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản, thu nhập dạng này và coi đây như là khoản thu nhập vãng lai phát sinh mà người kê khai hoặc vợ/chồng, con chưa thành niên của người kê khai phải nộp theo quy định.

“Áp dụng tương tự quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện hành thì có thể áp mức truy thu 45% giá trị tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không giải trình một cách hợp lý tại thời điểm xác minh” - ông Khái cho hay.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh giải thích thêm việc xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực,tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý phải xử lý trên tinh thần giả định: Khối tài sản đó là hợp pháp nhưng anh không kê khai và nộp thuế thu nhập. Cạnh đó, dự thảo không loại trừ trách nhiệm hình sự nếu cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được toàn bộ tài sản đó có được từ một hành vi tham nhũng và trường hợp này phải tịch thu sung công theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Ông Thanh cho rằng chúng ta phải chấp nhận công thức này trong bối cảnh “chưa có được một hành động đoạn tuyệt với quá khứ nhập nhằng hiện nay”.

“Quy định về xử lý truy thu 45% này, Chính phủ thống nhất rất cao. Bộ trưởng Bộ Tài chính trong cuộc họp đã thống nhất và trong văn bản góp ý hôm nay đã có hướng dẫn về kỹ thuật để làm sao khớp với luật thuế thu nhập cá nhân” - ông Thanh nói.

Sung công; hoc tt nht đ tòa quyết

Luật sư Trương Trọng Nghĩa và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền đều cho rằng không thể xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực cũng như tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý bằng phương thức đánh thuế như đề xuất. “Thực chất nếu làm thế sẽ vi phạm Luật Phòng, chống rửa tiền” - luật sư Nghĩa nói.

Theo ông Nguyễn Đình Quyền, vấn đề thu hồi tài sản của một cá nhân, tổ chức phải qua con đường tư pháp. “Đó là con đường duy nhất hợp hiến và hợp pháp” – ông Quyền nói.

“Cần phân biệt làm giàu bất hợp pháp và tài sản không giải trình được là hai việc khác nhau, không thể đánh đồng. Bất luận trường hợp nào, việc thu hồi tài sản tham nhũng phải bằng con đường tư pháp là đúng nhưng ở đây chúng ta không khẳng định đó là tài sản tham nhũng.

Hơn nữa, nếu chuyển qua luật hình thì liên quan đến nghĩa vụ chứng minh. Theo Bộ luật TTHS, nghĩa vụ chứng minh thuộc về Nhà nước…” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga ngắt lời và đề nghị các đại biểu tranh luận thêm về việc này.

Ông Quyền tiếp lời: “Tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể quy định trong cấu thành tội phạm: “Người nào không chứng minh được tài sản của mình... thì...”.

“Tôi không đồng ý hình sự hóa tội có tài sản mà không kê khai. Như vậy quá nặng nề đối với người cán bộ, công chức” - ông Trương Trọng Nghĩa tranh luận. “Tôi không kết luận anh chiếm đoạt cái gì hết nhưng công chức phải minh bạch tài sản. Anh không giải thích được nguồn gốc thì tài sản đó sung công.Khi anh có tài sản bất minh thì rõ ràng đạo đức của anh có vấn đề, có thể ảnh hưởng đến cương vị của anh hay gì đó thì chúng ta sẽ tính thêm”- ông Nghĩa nói thêm.

Trong khi đó, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn lại cho rằng đề xuất của Thanh tra Chính phủ “có bóng dáng của sự hợp lý”.“Anh công dân này thuộc đối tượng phải kê khai tài sản, tức là người có chức vụ, quyền hạn, tức là công bộc của dân thì anh phải có nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội là chứng minh tài sản đó là tài sản hợp pháp của mình, nếu không thì Nhà nước tịch thu” - ông Sơn nói.

“Chúng ta phải thiết kế lại cho khéo, để thấy đây là một thứ thu nhập chưa hợp pháp và bắt buộc xã hội phải truy thu nó. Đây là vấn đề mới, chưa có bao giờ nhưng ta lại đòi hỏi nó phải có trong các quy định khác là bất khả thi” - vẫn lời ông Sơn.

Tài sn bt minh thì phi tch thu

Công ước của Liên Hiệp Quốc về ph.ng, chống tham nhũng quy định khi đối tượng không giải tr.nh được việc tăng tài sản đó một cách hợp l. th. bị coi là tài sản bất minh, tài sản đó bị thu hồi, tịch thu.

Tài sản kê khai không trung thực có rất nhiều trường hợp. Có trường hợp tài sản đó là hợp pháp nhưng anh khai không đầy đủ, không đúng. Ở đây có cả lỗi cố . và vô .. Đối với những trường hợp này ta thu hồi hay tịch thu ngay thì không được. Lỗi của người ta là không trung thực th. có thể xử lý kỷ luật về cán bộ, công chức hoặc xử phạt hành chính đối với hành vi đó nếu chúng ta có quy định.

Còn trường hợp thứ hai, tài sản của anh bất minh, anh có quyền bảo vệ tài sản đó nhưng anh không chứng minh, không lý giải được thì về nguyên tắc phải tịch thu.

Phó Chủ tịch Quốc hội UÔNG CHU LƯU

Cái khó là khâu xác minh sau kê khai

Lâu nay chúng ta vẫn đang giao cho các cơ quan quản lý cán bộ (là đối tượng kê khai tài sản) quản lý và tiến hành việc thẩm tra, xác minh. Nhưng trên thực tế, công tác xác minh không thực hiện được. Những người được giao nhiệm vụ này không có chức năng, không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có quy trình thủ tục chuyên

môn, không có cơ quan có đủ thẩm quyền đưa ra kết luận việc kê khai đó đúng hay sai, có trung thực hay không. Việc kê khai đó phải xử lý thế nào...

Chúng ta lại lâm vào cảnh việc kê khai chỉ là h.nh thức.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng NGUYỄN BÁ SƠN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm