Trình Thủ tướng miễn thuế cho máy thở, hàng nhập khẩu chống COVID-19

Đây là nội dung chính của văn bản mà Bộ Tài chính trình Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xử lý thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu phòng, chống dịch COVID-19.

Giữa tháng 7-2021, Bộ Tài chính nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ (VPCP) thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc xử lý kiến nghị của Vingroup liên quan đến cơ chế xử lý các vấn đề về thuế áp dụng cho các hàng hóa liên quan đến hỗ trợ phòng chống COVID-19 (do khả năng dịch bệnh kéo dài) để tạo điều kiện xử lý nhanh, tránh phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng lần.

Bộ Tài chính sau đó đã xin ý kiến các Bộ Y tế, Tư pháp, Công Thương.

Hàng hóa cá nhân, tổ chức nhập khẩu để tài trợ, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 được đề xuất miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.

Bộ Y tế cho rằng việc các Nhà tài trợ hỗ trợ trang thiết bị, sinh phẩm chẩn đoán và các hàng hóa khác phục vụ công tác phòng, chống dịch đã góp phần chung tay cùng ngành y tế trong phòng chống dịch COVID-19.

Bộ này thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ ban hành Nghị quyết về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Công Thương cũng thống nhất ý kiến trên.

Bộ Tư pháp thì căn cứ vào quy định “hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại" thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng” trong Luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu và Luật Thuế giá trị gia tăng để nêu ý kiến.

Bộ này cho rằng: có thể chấp nhận việc áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu để hỗ trợ phòng, chống COVID-19 tương tự như trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Các bộ thống nhất trình Chính phủ ban hành Nghị quyết áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu để tài trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh, thành… phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

Cụ thể khoản 4, Điều 2, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2013 quy định “đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với… hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại”.

Khoản 19 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng không chịu thuế bao gồm: "Hàng hóa nhập khấu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại”.

Thời gian áp dụng đến khi có văn bản công bố hết dịch COVID-19 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục để áp dụng cũng được nêu rõ. Bộ Y tế, UBND, UB MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành ban hành văn bản phê duyệt tiếp nhận hàng hóa tài trợ cho phòng, chống COVID-19 theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân.

Cơ quan hải quan căn cứ văn bản phê duyệt nói trên để thực hiện thủ tục không thu thuế nhập khẩu theo quy định tại luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng nói trên và theo Nghị định 209/2013.

Các quy định được thực hiện phải bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.

Đừng bỏ lỡ

Video: Công viên vui chơi, ẩm thực An Sương đi vào hoạt động

Video: Công viên vui chơi, ẩm thực An Sương đi vào hoạt động

(PLO)- Quận 12, TP.HCM vừa đưa vào hoạt động công viên vui chơi, giải trí, ẩm thực An Sương. Ngoài việc tạo thêm điểm tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí cho người dân, công viên còn là điểm kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Đọc thêm

Trông chờ tăng tốc 'đoàn tàu' số 98

Trông chờ tăng tốc 'đoàn tàu' số 98

(PLO)- TP.HCM đã triển khai quyết liệt Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM ngay sau khi nghị quyết được ban hành.

Không vội chạy theo tăng trưởng 'nóng'

Không vội chạy theo tăng trưởng 'nóng'

(PLO)- Đến thời điểm hiện nay, những gì được cho là khó khăn nhất, những chuyển biến tiêu cực nhất về cơ bản đã ở lại quý II và quý III, phía trước tình hình sẽ tích cực trở lại.

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng

Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng

(PLO)- Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024.

Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo

Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo

(PLO)- Nông sản Việt đã xuất khẩu đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được nhiều nước đánh giá cao về chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh.