Trung Quốc - Ấn Độ: Căng thằng quanh những con đập

Trong năm nay, phần lớn căng thẳng xảy giữa Trung Quốc và Ấn Độ đều tập trung vào một khu vực tranh chấp của biên giới Himalaya gọi là Ladakh.

Hồi tháng 6, những căng thẳng đó đã bùng phát thành xung đột đẫm máu, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, bên cạnh đó số thương vong của Trung Quốc thì không được tiết lộ, tờ South China Morning Post cho biết. 

Tuy nhiên, tại một khu vực khác tiến xa hơn về phía đông cũng có tiềm năng xảy ra xung đột biên giới, đó là nơi mà Tây Tạng của Trung Quốc tiếp giáp với Arunachal Pradesh của Ấn Độ, là khu vực có con sông Yarlung Tsangpo dài 2.900 km chảy qua.

Ở Ấn Độ, Yarlung trở thành Brahmaputra. Ảnh: AFP 

Từ năm 2010, Trung Quốc đã lên kế hoạch cho các công trình xây dựng ở Yarlung. Trong hai kế hoạch năm năm đã thực hiện trước đây, Trung Quốc đã tập trung phát triển “các cơ sở thủy điện ở vùng trung lưu”, nơi đã xảy ra nhiều tuyên bố và phản đối trong nhiều thập kỉ qua. 

Trung Quốc đã đưa vào hoạt động và đang lên kế hoạch triển khai ít nhất 11 dự án thủy điện dọc sông trong thập niên qua, hiện đang có ba dự án đang được hoạt động. 

Cũng tại thời điểm này, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng họ đang chuyển sự chú ý sang vùng hạ lưu của tuyến đường thủy, tiến gần hơn tới Ấn Độ. Chính phủ Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây dựng một con đập ở vùng hạ lưu với kích thước ít nhất là gấp đôi kích thước đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, tính khả thi của dự án này vẫn đang được xem xét.

Đập Tam Hiệp. Ảnh: REUTERS 

Ông Jagannath Panda, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, cho biết viễn cảnh sẽ có thêm nhiều đập gần Ấn Độ làm dấy lên những mối lo ngại ở New Delhi.

Ông Panda nói: "Những dự án xây đập này đã gây ra lo lắng ở Ấn Độ khi Trung Quốc xây dựng các con đập gần LAC, cùng với những tranh chấp ranh giới Ấn Độ-Trung Quốc, đây có thể là ý đồ chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo ra sự chia rẽ giữa Ấn Độ và các con sông ở Himalaya". 

Bên cạnh việc lo ngại về vị trí địa lý nhạy cảm của dòng sông, tại Ấn Độ và Bangladesh cũng đang có những lo rằng việc có thêm nhiều đập hay những can thiệp lớn của Trung Quốc đối với đường thủy sẽ mang lại các tác động tiêu cực đối với môi trường, đối với hệ sinh thái và làm trệch đi hướng chảy của dòng sông. 

Hiện tại, giữa Trung Quốc và Ấn Độ chỉ có một bản hợp tác chính thức duy nhất về sông, đây là một biên bản kí kết nhằm chia sẻ dữ liệu thủy văn trên tuyến đường thủy trong mùa gió để ngăn lũ lụt ở vùng hạ lưu.

Các con đập ở thượng nguồn được cho là giảm bớt áp lực lên đập Tam Hiệp. Ảnh: XINHUA

Ông Gautam Bambawale, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, cho biết: “Trong biên bản này không hề có sự trao đổi thông tin về hoạt động xây dựng đập của Trung Quốc ở trung lưu sông Yarlung. Chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng như vậy, đặc biệt khi Trung Quốc đang xây dựng một loạt các đập xếp tầng ở đó.”

Trong khi đó, từ nhiều năm nay, chính phủ Ấn Độ cũng có kế hoạch thủy điện cho riêng mình, tuy nhiên Ấn Độ vẫn chưa đạt được nhiều thành tựu.

Ông Srikanth Kondapalli, một giáo sư nghiên cứu của Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, dự đoán Ấn Độ sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển các dự án thủy điện trên sông.

Ông nói: “Ấn Độ không thể sánh với các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc được, chẳng hạn như các đập thủy điện. Các dự án xây dựng đường sá ở Ấn Độ đôi khi phải đối diện với các cuộc phản đối của người dân địa phương, người dân đòi hỏi chính phủ phải thương lượng với họ và họ ngăn cản các xây dựng các dự án quy mô lớn vì sợ gây tổn hại cho môi trường”. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới