Theo Ủy ban thanh tra kỷ luật của TAR, các hoạt động phi pháp được đưa ra ánh sáng trong đợt 2 của công tác thanh tra hồi năm ngoái do Ủy ban thanh tra kỷ luật trung ương (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc thực hiện.
Tờ Global Times dẫn lời một thanh tra kỷ luật cho biết chính quyền khu tự trị Tây Tạng cần phải tập trung ngăn chặn các phần tử ly khai để duy trì ổn định xã hội và giám sát chặt chẽ hơn các dự án trong khu vực.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Bản công bố của các đảng viên ủng hộ chủ nghĩa ly khai Tây Tạng rất bất thường và có thể ẩn chứa một thông điệp gì đó sâu xa hơn. Hơn nữa, các vi phạm kỷ luật dường như cũng vượt quá xa so với hoạt động đưa tin thông thường của CCDI, hãng tin tức chính trị Trung Quốc Douwei News trụ sở ở Mỹ cho biết.
Năm ngoái, tờ Douwei đưa tin Dalai Lama đang tiến hành thực hiện một “liên kết riêng tư” bí mật với Bắc Kinh. Sau đó ông Wu Yingjie, phó bí thư của TAR cũng đã xác nhận và cho biết cuộc “giao dịch” được thực hiện thông qua các “phái viên cá nhân”.
Ông Wu cho biết thêm trong thời gian đó cuộc giao dịch diễn ra “liên tục và suôn sẻ” nhưng đã giải thích rằng họ chỉ đề cập tới việc Dalai Lama sắp trở về Tây Tạng và không thảo luận bất cứ điều gì về nền độc lập ở Tây Tạng.
“Tất cả người Tây Tạng, kể cả Dalai Lama và những người thân cận của ông có thể trở về nếu họ chấp nhận Tây Tạng và Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, và chịu từ bỏ những “nỗ lực ly khai”, ông Wu cho biết.
Tờ Douwei cho rằng việc trừng trị những người ly khai ở Tây Tạng có thể được xem như là “lời cảnh cáo” tới Dalai Lama, người đã bỏ trốn tới Ấn Độ sau cuộc nổi dậy năm 1959 thất bại.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc biết rất rõ vẫn có nhiều người Tây tạng ủng hộ Dalai Lama, theo tờ Douwei.